Nhiều loại diều độc đáo xuất hiện tại Lễ hội Diều quốc tế Huế 2023 |
Khai mạc tuần lễ trái cây “Trên bến dưới thuyền” |
Đoàn rước nước bắt đầu xuất phát từ đình Chèm (phường Thụy Phương, Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Đoàn rước có sự tham gia của hơn 100 người, đi đầu là đội múa rồng, đánh trống, đánh chiêng… |
Đi sau cùng là đội quân phù giá gồm hầu hết là các thanh niên khỏe mạnh, mặc váy, đeo thắt lưng, khăn đội đầu, che mặt màu đỏ, khiêng kiệu Ông và kiệu Bà. |
Hội đình Chèm là một trong những lễ hội cổ, với nhiều nghi lễ đặc trưng cho các sinh hoạt văn hóa của cư dân nông nghiệp lúa nước vùng đồng bằng sông Hồng. Thông qua lễ hội, những bậc cao niên mong muốn truyền thụ cho lớp con cháu hiểu sâu sắc hơn về dòng họ, truyền thống lịch sử, chiến công của cha ông, nhằm khơi gợi tình yêu quê hương, đất nước cho cộng đồng. |
Với những ý nghĩa quý báu đó, ngày 17/6/2016, lễ hội đình Chèm đã được Bộ VHTT&DL trao bằng công nhận là di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia. |
Đoàn rước xuống thuyền ra sông lấy nước. |
Điểm đến của đoàn rước là bến Ngự. Các thành viên trong đoàn lần lượt lên thuyền và diễn lại sự tích khi Đức Thánh Chèm ra trận |
Đoàn thuyền đi một vòng qua địa phận của ba làng Chèm, Hoàng Xá và Liên Mạc. Sau đó, thuyền quay ba vòng ở giữa dòng sông. Trong lúc thuyền quay, mọi người thả vòng càn khôn (bằng cây song) để Chủ tế dùng gáo đồng múc nước vào chóe. |
Nghi thức lấy nước. Mỗi chóe 3 gáo, chóe nào dùng gáo của chóe đó. |
Tiểu hiệu hô "khoan thanh", những người phù giá phải dùng quạt che miệng reo "ù chóe, ù chóe, ù chóe". |
Lấy nước xong, đoàn thuyền trở về bến ngự. Khi về qua đình, các thuyền phải quay đầu vào để lễ Đức Thánh, rồi trở về bãi tập kết. |
Nước trong bình được đem về đình Chèm để thờ cúng và sử dụng trong lễ tắm tượng, bài vị Đức Thánh. |
Đình Chèm nằm trên địa bàn phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, thờ Đức Hy Khang Thiên Vương Lý Ông Trọng. Không chỉ là một vị tướng quân giỏi, Đức Thánh Chèm Lý Ông Trọng còn là người có rất nhiều công lao trong việc diệt trừ thủy quái, khuyến khích người dân làm ruộng, trồng dâu, làm điều lợi, bỏ điều hại, khiến người dân được sống ấm no, hạnh phúc. Sau khi mất, ngài được nhà vua ban là Thượng Đẳng Phúc Thần Duệ hiệu là Hy Khang Thiên Vương, được nhân dân tôn vinh là Đức Thánh Chèm và dựng đền thờ ngay tại làng Chèm – nơi ông sinh ra và lớn lên. Lễ hội đình Chèm được tổ chức thường niên để tỏ lòng tri ân công đức đối với Đức Thánh Chèm. Đây cũng là dịp để những người con xa quê hương tìm về nguồn cội cũng như du khách thập phương tìm hiểu về những nét đẹp văn hoá truyền thống của mảnh đất và con người nơi đây. Sâu xa hơn, lễ hội cũng là nghi lễ cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu của cư dân nông nghiệp đồng bằng sông Hồng thời xưa. Theo Ban tổ chức, Lễ hội truyền thống Đình Chèm năm 2023 được chia thành phần lễ và phần hội; các nghi lễ đặc trưng trong lễ hội bao gồm: Lễ rước nước trên sông Hồng, lễ rước văn, lễ cúng phát tấu, lễ yên vị, lễ mộc dục, lễ phóng sinh… Phần hội có các hoạt động sôi nổi và hấp dẫn như: Thi chơi cờ người, kéo co, nhảy bao bố, giao lưu văn nghệ... Sau phần rước kiệu, lễ hội truyền thống Đình Chèm 2023 diễn ra nhiều trò chơi dân gian truyền thống như đánh cờ người, kéo co, nhảy bao bố, giao lưu văn nghệ… |
Độc đáo Lễ rước kiệu của các xã vùng ven về Đền Hùng |
Ngắm những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo của người Khmer tại Sóc Trăng |
Theo chuyên trang Tâm Việt, Báo Tiền Phong
https://tamviet.tienphong.vn/doc-dao-canh-trai-trang-mac-vay-ruoc-nuoc-tai-le-hoi-dinh-chem-post1548182.tpo