Ảnh minh họa
Theo phản ánh của Câu lạc bộ các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, niên vụ vừa qua là một năm đầy khó khăn của ngành hàng cà phê. Giá xuất khẩu hiện nay chỉ còn 1.800 USD/tấn, thấp hơn nhiều so với thời điểm cao điểm là 2.100 - 2.200 USD/tấn của vụ trước.
Nếu giá cà phê không cải thiện thì có nguy cơ nhiều người trồng cà phê sẽ chuyển sang trồng cây khác (Ảnh minh họa)
Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa) cho biết trong niên vụ 2014 - 2015, xuất khẩu cà phê giảm cả lượng và giá trị so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt giá bán ra luôn theo chiều hướng đi xuống.
Cụ thể, tổng lượng xuất khẩu cà phê toàn niên vụ 2014/2015 chỉ đạt khoảng 1,25 trệu tấn với kim ngạch 2,62 tỷ USD, giảm 21,9% về lượng và giảm 20,1% về kim ngạch so với cùng kỳ niên vụ trước.
Ông Nguyễn Hải Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao cho biết, niên vụ 2014-2015, giá cà phê ở thị trường trong nước giảm liên tục từ 38 triệu đồng/tấn hồi tháng 3 xuống 36 triệu đồng/tấn hồi tháng 7, và xuống 35,4 triệu đồng/tấn vào tháng 9.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do biến động về tỷ giá đồng tiền trên thế giới, biến động của thời tiết nhất là hiện tượng El nino gây hạn hán và thời tiết thất thường dẫn đến hạt nhỏ, những vùng không đủ nước thậm chí mất trắng, giá cà phê xuống thấp, nhân công cao ….
Theo nhận định của ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội cà phê ca cao: Nếu thị trường cà phê thế giới không hồi phục thì sẽ dẫn đến nguy cơ người nông dân bỏ mặc vườn cà phê và chuyển sang trồng cây khác được giá hơn như hồ tiêu, mắc ca…
Hiện diện tích cà phê cả nước có khoảng 600.000ha. Để duy trì sản xuất cà phê trong thời gian tới, ngành cà phê sẽ đẩy mạnh tiêu thụ trong nước, thúc đẩy liên kết giữa người sản xuất và kinh doanh cà phê, đồng thời tạo điều kiện để thu hút đầu tư vào chế biến cà phê phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Theo Dân Trí
Nguồn bài viết : Max 3D Pro thứ 3