Tỷ lệ tự kỷ cao hơn 66% ở những trẻ sinh ra từ những người cha trên 50 tuổi so với những trẻ sinh ra từ những người cha trong độ tuổi 20.
Nghiên cứu lớn nhất từ trước đến nay về tuổi tác cha mẹ và bệnh tự kỷ có liên quan đến 5,7 triệu trẻ em ở năm nước.
Nghiên cứu cũng khẳng định rằng cha mẹ lớn tuổi có nguy cơ sinh con tự kỷ cao hơn, như các nghiên cứu khác đã chứng minh trước đây.
Các người cha trên 50 rủi ro có con phát triển tình trạng này tăng cao nhất.
Nghiên cứu trước đây đã chứng minh các người cha lớn tuổi có những đột biến gen trong tinh trùng có thể gây ra rối loạn loạt chứng tự kỷ (autistic spectrum disorder – ASD), một tên khác của tự kỷ.
Nhưng các nhà nghiên cứu không thể cắt nghĩa tại sao các bà mẹ teen, mẹ lớn tuổi và các cặp vợ chồng tuổi tác cách biệt có nguy cơ tăng đối với tình trạng đó.
Đồng tác giả Michael Rosanoff, giám đốc nghiên cứu sức khỏe cộng đồng tại Austism Speaks (một tổ chức tài trợ nghiên cứu và nâng cao nhận thức về tự kỷ), nói: “Mặc dầu chúng tôi đã nghiên cứu về tự kỷ và tuổi tác cha mẹ trước đó, nghiên cứu này không giống như nghiên cứu khác.
“Bằng cách liên kết các ghi chép y tế của năm nước, chúng tôi dựng nên một bộ dữ liệu lớn nhất thế giới dành cho nghiên cứu các thành tố của nguy cơ tự kỷ.
“Quy mô cho phép chúng tôi nhìn vào mối quan hệ giữa tuổi tác cha mẹ và tự kỷ ở độ phân giải cao hơn nhiều – qua một kính hiển vi, có thể nói được như thế.”
Đồng tác giả TS Sven Sandin, Trường Y Icahn ở New York, nói: “Mặc dầu tuổi tác của cha mẹ là một yếu tố nguy cơ đối với tự kỷ, điều quan trọng cần phải nhớ là, xét cho cùng, phần lớn trẻ em sinh ra bởi cha mẹ luống tuổi hoặc mọn tuổi sẽ phát triển bình thường.”
Mục tiêu của nghiên cứu là xác định tuổi tác cao của cha hoặc mẹ có làm tăng nguy cơ tự kỷ một cách độc lập hay không, và đến tuổi nào thì có thể xảy ra.
Các nhà nghiên cứu xem xét tỷ lệ tự kỷ trong số 5.766.794 trẻ em – gồm hơn 30.000 em mắc tự kỷ – ở Đan Mạch, Israel, Na Uy, Thụy Điển và Tây Úc.
TS Sandin nói: “Sau khi phát hiện ra rằng tuổi cha, tuổi mẹ và chênh lệch tuổi tác của cha mẹ đều ảnh hưởng một cách độc lập đến nguy cơ tự kỷ, chúng tôi tính toán khía cạnh nào là nặng nhất.
“Hóa ra là tuổi cha, mặc dầu chênh lệch tuổi tác cũng góp phần đáng kể.”
Các nhà nghiên cứu phát hiện tỷ lệ tự kỷ cao hơn 66% ở những trẻ sinh ra từ những người cha trên 50 tuổi so với những trẻ sinh ra từ những người cha trong độ tuổi 20.
Và tỷ lệ cao hơn 28% khi cha trong độ tuổi 40, so với cha trong độ tuổi 20.
Các người mẹ trên 40 có tỷ lệ tăng nguy cơ có con mắc hội chứng nói trên cao hơn 15% so với các bà mẹ trong độ tuổi 20.
Trong khi đó trẻ sinh ra từ các bà mẹ teen có khả năng cao hơn 18% có con mắc tự kỷ so trẻ sinh ra từ phụ nữ trong độ tuổi 20.
Nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ tự kỷ tăng cao hơn khi cả hai cha mẹ đều luống tuổi.
Tỷ lệ cũng tăng lên khi chênh lệch tuổi tác độ tuổi cha mẹ càng cao.
Các ca tự kỷ cao nhất khi các người cha tuổi từ 35 đến 44 và bạn đời của họ thấp hơn 10 tuổi trở xuống.
Nghiên cứu trước đó chứng minh rằng các đột biến gen trong tinh trùng tăng theo tuổi của một người đàn ông và rằng các đột biến đó có thể tham gia vào phát triển ASD.
Ngược lại, các yếu tố nguy cơ liên quan đến tuổi của bà mẹ vẫn chưa giải thích được, cũng như sự chênh lệch tuổi tác giữa “phi công và máy bay”.
TS Sandin bổ sung: “Các kết quả này cho thấy nhiều cơ chế tham gia vào sự liên quan giữa tuổi cha mẹ và nguy cơ ASD.”
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Molecular Psychiatry.
Khởi Thức-TGTT
Nguồn bài viết : Live22 Điện Tử