Cựu Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi hành động tại COP28 Cựu Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon kêu gọi nước chủ nhà của COP28 cân nhắc “hài hòa hóa” giữa việc thích nghi với những thiệt hại, tổn thất do biến đổi khí hậu gây ra. |
COP28 đẩy nhanh hành động trong cuộc chiến ứng phó biến đổi khí hậu Trong bối cảnh các hiện tượng thời tiết cực đoan có chiều hướng gia tăng, COP28 được cho là cơ hội quan trọng để các nước đẩy nhanh hành động trong cuộc chiến ứng phó biến đổi khí hậu. |
Bước tiến quan trọng về tài chính khí hậu
Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) đã đạt thỏa thuận mang tính bước ngoặt khi Quỹ tổn thất và thiệt hại chính thức được khởi động nhằm hỗ trợ các nước dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu. Bước tiến mới tại COP28 mở ra hy vọng giải quyết bài toán tài chính -Vấn đề gai góc nhất trong các cuộc đàm phán về khí hậu.
Lời kêu gọi xây dựng quỹ khắc phục thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra đã được đưa ra cách đây hơn 30 năm. Tuy nhiên, phải đến COP27 năm 2022 ở Ai Cập, thỏa thuận về việc thành lập Quỹ tổn thất và thiệt hại mới được nhất trí.
Theo đó, các nước giàu, có lượng phát thải lớn phải bồi thường thiệt hại cho các nước đang phát triển phải gánh chịu các hiện tượng thời tiết cực đoan. Trong hơn một năm qua, các cuộc đàm phán triển khai quỹ đối mặt nhiều khó khăn do bất đồng giữa các nước liên quan cách thức thành lập, vận hành, nguồn vốn và điều kiện để được nhận hỗ trợ.
Các lãnh đạo thế giới tham gia Hội nghị COP28 tại Dubai (UAE) |
Vì vậy, việc các nước đạt nhất trí khởi động quỹ trong COP28 được xem là dấu ấn thành công của hội nghị. Quỹ là khoản ngân sách đầu tiên của Liên hợp quốc dành riêng để giải quyết những thiệt hại không thể khắc phục được bởi hạn hán, lũ lụt và mực nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu. Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nhấn mạnh, Quỹ tổn thất và thiệt hại là công cụ thiết yếu để mang lại công bằng trong vấn đề khí hậu cho những đối tượng dễ bị tổn thương nhất.
Theo thỏa thuận, quỹ sẽ tạm thời được đặt tại Ngân hàng Thế giới (WB). Quỹ đã nhận được những cam kết tài chính đầu tiên, từ Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Anh và Nhật Bản, với số tiền hơn 420 triệu USD.
Ông Sultan al-Jaber - Chủ tịch COP28, Giám đốc điều hành (CEO) Tập đoàn dầu khí quốc gia ADNOC của UAE thông báo nước chủ nhà UAE cam kết góp 100 triệu USD cho quỹ. Đức góp 100 triệu USD, Mỹ góp 17,5 triệu USD, Anh góp 60 triệu bảng (75,88 triệu USD) và Nhật Bản góp 10 triệu USD.
Tăng cường tính bền vững của quỹ
Chủ tịch Viện Tài nguyên Thế giới Ani Dasgupta cho rằng, Quỹ tổn thất và thiệt hại hỗ trợ người dân xây dựng lại nhà cửa sau thảm họa, giúp nông dân khắc phục thất thu mùa màng và giúp những người phải vĩnh viễn rời bỏ nhà cửa do nước biển dâng cao ổn định cuộc sống.
Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, số tiền cam kết cho quỹ đến nay vẫn thấp hơn nhiều so với nhu cầu 100 tỷ USD mà các quốc gia đang phát triển cần để bù đắp cho những tổn thất do biến đổi khí hậu gây ra. Liên hợp quốc ước tính cần tới 2.000 tỷ USD mỗi năm từ nay đến năm 2030 để tài trợ cho việc giảm thiểu và thích ứng biến đổi khí hậu ở những khu vực dễ bị tổn thương nhất.
Hội nghị COP28 |
Chủ tịch Nhóm 46 quốc gia kém phát triển Madeleine Diouf Sarr nhấn mạnh, bước tiến mà COP28 đạt được là vô cùng quan trọng nhưng “một quỹ trống rỗng thì không thể giúp ích được gì”.
Còn theo chuyên gia thuộc Mạng lưới hành động vì khí hậu (có trụ sở ở Đức), việc không xác định quy mô và chu kỳ bổ sung ngân sách đặt ra câu hỏi về tính bền vững của quỹ. Các quốc gia phát triển cần phải thực hiện cam kết cung cấp tài trợ về khí hậu cho các nước đang phát triển và hỗ trợ quá trình chuyển đổi toàn diện sang năng lượng sạch.
Ngân hàng Phát triển liên Mỹ (IDB) sẽ tăng gấp 3 lần nguồn tài trợ, lên 150 tỷ USD trong 10 năm tới cho các dự án ứng phó với cuộc khủng hoảng khí hậu ở Mỹ Latinh và Caribe. Chủ tịch IDB Ilan Goldfajn tuyên bố rằng đây là cam kết mà tổ chức đa phương này mang đến COP28. Ông Goldfajn nhấn mạnh, đây là mục tiêu phù hợp với khuyến nghị của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) về việc tăng gấp 3 lần tài chính khí hậu và kêu gọi tất cả những người tham gia Hội nghị COP28 hành động tương tự.
Liên minh châu Âu nhất trí loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch Ngày 17/10, Liên minh châu Âu (EU) nhất trí sẽ thúc đẩy mục tiêu loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch trên toàn cầu và tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch theo quan điểm đàm phán cho hội nghị khí hậu COP28 sắp tới của Liên hợp quốc. |
Học sinh Mai Châu (Hòa Bình) nỗ lực ngăn chặn khủng hoảng khí hậu Các bạn học sinh đến từ huyện Mai Châu (Hòa Bình) đã có nhiều hoạt động thiết thực và ý nghĩa với mong muốn được hóa thân thành những “anh hùng môi trường” để góp sức bảo vệ Trái đất và ngăn chặn khủng hoảng khí hậu. |
Nguồn bài viết : Nagamas Vip E-Gaming Club