Video: Ngôi làng ở Italia đã biến mất hơn 70 năm trước đột nhiên 'ngoi' lên từ đáy lòng hồ Một ngôi làng ở Italia tưởng như đã biến mất mãi mãi đột nhiên vào ngày đẹp trời "rủ bùn đứng dậy" sau hơn 70 năm chìm sâu dưới đáy lòng hồ. |
Igbo Ora và Kodinhi - Hai ngôi làng nổi tiếng về sinh đôi Igbo-Ora và Kodinhi là hai ngôi làng, một ở bang Oyo, Nigeria và một ở bang Kerala, Ấn Độ, trong đó Igbo-Ora được mệnh danh là |
Một thành phố thiếu vắng hơi người (Ảnh: dw) |
Trên khắp thế giới hiện vẫn đang tồn tại một số lượng lớn các khu dân cư bị bỏ hoang do không có người ở.
Sau một thời gian dài trong tình trạng “vườn không nhà trống” và hoang tàn, gần đây những địa điểm tưởng như đã bị lãng quên này đột nhiên thu hút một lượng du khách đáng kể tìm đến tham quan và khám phá cho thỏa sự tò mò.
Cùng khám phá những “thị trấn ma” lạ lẫm và hấp dẫn này từ khắp nơi trên thế giới.
Bodie, California, Mỹ
Từng là thành phố lớn thứ hai ở tiểu bang California, Bodie trở nên tan hoang vào năm 1942 sau hai vụ hỏa hoạn lớn.
Được thành lập trong giai đoạn cao điểm của cơn sốt vàng cách đây 50 năm, giờ đây, “thị trấn ma” này đã được xem là một trong những di tích lịch sử quan trọng của tiểu bang.
Khi đến đây, du khách có thể tản bộ và ngắm nghía những khung cảnh lạ mắt dọc theo các con phố bị bỏ hoang, nơi có khoảng 10.000 người từng sống vào thế kỷ 19.
(Ảnh: Shutterstock) |
Consonno, Ý
Nhà tài phiệt Mario Bagno từng mơ ước biến thị trấn phía bắc này thành một phiên bản Las Vegas của riêng nước Ý.
Để làm được điều đó, vị doanh nhân này đã mua hết tất cả các lô đất trong khu vực, sau đó san ủi và giải phóng mặt bằng để xây dựng một tổ hợp sòng bạc, khách sạn và nhà hàng tại đây.
Tiếc thay, “người tính không bằng trời tính” khi công trình lớn này của ông chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Một trận lở đất khủng khiếp xảy ra năm 1976 đã cuốn trôi và phá hủy hoàn toàn con đường duy nhất dẫn đến trung tâm thị trấn, và cùng với đó là sự đình trệ vô thời hạn của đại dự án này.
Ngày nay, thị trấn Consonno bị bỏ hoang hoàng toàn với những bức tường phủ đầy graffiti còn các tòa nhà thì trong tình trạng hư hỏng nặng.
(Ảnh: Shutterstock) |
Kolmanskop, Namibia
Thành phố Kolmanskop được thành lập bởi những người Đức trên đường đi khai thác kim cương ở châu Phi vào những năm 1920.
Khu vực này được xác định là một trong những nơi có nguồn đá quý dồi dào nhất trên thế giới. Thống kê cho thấy, có hơn năm triệu kara kim cương đã được sản xuất trong sáu năm đầu tiên khai thác ở đây.
Thế nhưng cuộc sống ở “thành phố kim cương” này bắt đầu suy thoái khi thị trường kim cương sụt giảm ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. Mặc dù đã bị bỏ hoang hoàn toàn sau nhiều năm nhưng hiện nay, thị trấn ma trên sa mạc này đang được chính quyền Namibian khai thác phục vụ du lịch.
(Ảnh: Shutterstock) |
Pyramiden, Na Uy
Nằm trên bờ biển trải dài thuộc hòn đảo Spitsbergen hẻo lánh ở Đại Tây Dương phía trên Vòng Bắc Cực, không có gì phải nghi ngờ khi nói rằng, Pyramiden là một trong những thị trấn ma ít người đặt chân đến nhất.
Sau vài thập kỷ phát triển thịnh vượng, thị trấn khai thác mỏ cũ do Nga xây dựng vào đầu thế kỷ 20 đã lâm vào cảnh đìu hiu khi ngành công nghiệp than sụp đổ. Chính quyền Nga đã quyết định đóng cửa thành phố này vào năm 1998.
(Ảnh: Shutterstock) |
Kayaköy, Thổ Nhĩ Kỳ
Những người đam mê thám hiểm và yêu thích khám phá các tàn tích trong quá khứ còn sót lại chắc chắn sẽ mê mẩn khi đến với Kayaköy. Ngôi làng Hy Lạp này trước đây từng nằm trên đất Thổ Nhĩ Kỳ, và là nơi còn sót lại hàng trăm ngôi nhà được xây dựng ăn sâu vào sườn núi.
Năm 1923, khi cuộc chiến tranh giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ kết thúc, toàn bộ dân cư của ngôi làng Kayaköy đã bị đưa đi trong một cuộc trao đổi giữa 2 bên.
Ngày nay khi đến đây, du khách có thể tự do đi lang thang giữa những ngôi nhà bỏ hoang, và đến viếng các nhà thờ hơn 400 năm tuổi.
(Ảnh: Shutterstock) |
Pripyat, Ukraine
Gần 50.000 cư dân của thành phố Pripyat (Ukraine) đã buộc phải đi sơ tán khẩn cấp sau thảm họa hạt nhân Chernobyl năm 1986.
Do nằm cách lò phản ứng hạt nhân quá gần, chỉ 3km, cho nên đến nay thành phố vẫn bị bỏ hoang vì mức phóng xạ cao vẫn đang tiếp tục gây nhiễm độc cho khu vực này.
(Ảnh: Shutterstock) |
Varosha, đảo Síp
Thành phố Varosha từng là khu nghỉ mát ven biển lớn nhất ở đảo Síp cho đến khi bị quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đánh chiếm vào năm 1974.
Sau một cuộc đảo chính nhằm sát nhập Síp vào Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ đã xâm chiếm hòn đảo và bao vây thành phố bằng hàng hàng lớp lớp thép gai. Kể từ đó, khu nghỉ dưỡng nổi tiếng một thời trước đây đã bị bỏ hoang trong suốt 45 năm qua.
(Ảnh: Shutterstock) |
Sanzhi, Đài Loan
Thiếu hụt vốn đầu tư lớn và nhiều thất bại trong quá trình xây dựng đã dẫn đến sự đình trệ, và rồi sụp đổ của thị trấn nghỉ dưỡng tương lai ven biển Đài Loan này.
Một số người suy đoán rằng khu vực này bị ma ám, chính vì vậy mà địa điểm nổi tiếng với những ngôi nhà tạo hình đĩa bay UFO sặc sỡ này đã bị bỏ rơi và dần hoang phế. Đến năm 2010, ngôi làng ma Sanzhi đã bị chính quyền Đài Loan phá bỏ.
(Ảnh: Wikimedia) |
Oradour-sur-Glane, Pháp
Năm 1944, ngôi làng này là hiện trường của một cuộc tàn sát dã man do quân đội Đức gây ra.
Hơn 600 người dân, bao gồm cả đàn ông, phụ nữ và trẻ em đã bị thảm sát còn các tòa nhà thì bị thiêu rụi. Đây là vụ thảm sát dân thường lớn nhất do quân Đức gây ra trên đất Pháp.
Sau vụ thảm sát đau lòng kia, Oradour-sur-Glane được xem là một ngôi làng tử vì đạo. Những tàn tích còn sót lại của nó được bảo tồn để nhắc nhở mọi người về những năm tháng thảm khốc khó có thể quên.
(Ảnh: Shutterstock) |
Craco, Ý
Craco là một ngôi làng thời trung cổ bị người dân bỏ hoang vào những năm 1970. Hàng loạt vụ lở đất cùng điều kiện đất đai thổ nhưỡng không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp đã buộc người dân phải bỏ làng chạy sang các cộng đồng lân cận để sinh sống.
Mặc dù ngôi làng bị bỏ hoang nhưng những gì còn sót lại trên đỉnh núi vẫn tiếp tục thu nhiều hút du khách tò mò ghé thăm mỗi năm.
(Ảnh: Shutterstock) |
Ordos, Trung Quốc
Thành phố Ordos (còn được biết đến với cái tên Ngạc Nhĩ Đa Phu) được xây dựng giữa sa mạc vào cuối những năm 2000, và được xem là một trong những thị trấn ma lớn nhất thế giới.
Thành phố được xây dựng đủ để gần một triệu dân sinh sống, thế nhưng hiện nay chỉ có chưa tới 60.000 người sống ở đó.
Hàng chục tòa nhà, một nhà hát, hai trung tâm mua sắm và cả một khách sạn năm sao hiện diện ở đây nhưng hầu như không có ai đến sống ở đó. Đây là điểm đến lý tưởng cho những du khách muốn tìm kiếm sự đơn độc trong cuộc lãng du của mình.
(Ảnh: Shutterstock) |
Wittenoom, Úc
Thị trấn khai thác khoáng sản Wittenoom, vốn được xây dựng trên mỏ amiăng đã bị đóng cửa vì tác hại của khoáng chất này đối với sức khỏe con người.
Chính quyền Úc buộc người dân phải di chuyển đến một thị trấn khác trước khi quyết định xóa tên của thị trấn ra khỏi bản đồ với mục đích “bảo đảm an toàn công cộng”.
Thị trấn này được xem là một khu vực bị ô nhiễm, và du khách được khuyến khích nên tránh xa nó vì sức khỏe của bản thân.
(Ảnh: Shutterstock) |
Đảo Hashima, Nhật Bản
Trong vòng chưa đầy 40 năm, đảo Hashima từ nơi đông dân cư nhất thế giới đã trở thành nơi bị bỏ hoang hoàn toàn.
Gần 5.000 thợ mỏ đã làm việc ở đó trong những năm 1960, nhưng sự suy giảm giá cả của thị trường than đã buộc họ phải rời đi.
Mặc dù vậy, khách du lịch vẫn có thể đến thăm hòn đảo nhỏ bé mang hình con tàu chiến này với cảnh quan hoang vắng và ngắm nhìn những tòa nhà bê tông đồ sộ mang đầy vết tích của thời gian và sóng gió thiên nhiên.
(Ảnh: Shutterstock) |
Tianducheng, Trung Quốc
Khu đô thị này là một bản sao gần như hoàn hảo của Paris (Pháp). Khách du lịch khi đến đây có thể tìm thấy mọi thứ từ nguyên mẫu, từ đại lộ Champs-Élysées, Khải Hoàn Môn đến tháp Eiffel giả cao 108 mét.
Tianducheng được mở cửa vào năm 2007 nhưng không hiểu sao đến nay vẫn gần như bị bỏ hoang. Chỉ có khoảng 2.000 cư dân sống trong 700 tòa nhà nằm trên những con phố vắng vẻ, hiu hắt không khác gì thành phố ma trong phim ảnh.
(Ảnh: Shutterstock) |
Ruby, Arizona, Hoa Kỳ
Ruby, một thị trấn khai thác mỏ ở biên giới Mexico là khu vực sầm uất vào những năm 1930 khi 1.200 người đến sống ở đó.
Thế nhưng khu mỏ bị đóng cửa vào năm 1940, và chỉ một năm sau, không còn một bóng người trong thị trấn này. Ruby hiện là một trong những thị trấn ma được bảo tồn tốt nhất ở Arizona. Khách du lịch có thể tham quan hơn 20 công trình, bao gồm nhà tù, trường học và một số ngôi nhà dân sinh.
(Ảnh: Shutterstock) |
Sewell, Chile
Nằm ở độ cao hơn 1.981m so với mực nước biển trên dãy Andes, thị trấn khai thác mỏ Sewell mang tên người sáng lập là nhà tài chính người Mỹ Barton Sewell.
Thị trấn này có biệt danh là “Thành phố của những bậc thang” vì có nhiều đường dốc với cầu thang làm lối đi cho người dân.
Bị bỏ hoang hơn 50 năm, Sewell đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 2006 nhằm đánh dấu sự đóng góp của nó đối với di sản công nghiệp của Chile.
(Ảnh: Shutterstock) |
Mystras, Hy Lạp
Mystras là một thành phố thời trung cổ được xây dựng vào thế kỷ 13.
Do quá trình tranh chấp gay gắt giữa người Byzantine, người Ottoman và người Venice, thành phố hoàn toàn bị bỏ hoang trong Chiến tranh giành độc lập của Hy Lạp.
Tuy nhiên ngày nay, đối với khách du lịch, Mystras là một nơi tuyệt vời để tham quan nhờ vị trí độc đáo khi nằm ở độ cao gần 609 m so với mực nước biển và được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.
(Ảnh: Shutterstock) |
Đảo Ross, Ấn Độ
Thảm thực vật đã có công cải tạo lại hoàn toàn hình hài nhà tù cổ đại của Anh tọa lạc ở giữa Ấn Độ Dương.
Bị tàn phá bởi một trận động đất vào năm 1941, hòn đảo hoang đã bị quân Nhật chiếm đóng trong Chiến tranh thế giới thứ hai, và rồi lại bị bỏ hoang một lần nữa sau khi chiến tranh kết thúc.
Cuối cùng, hòn đảo đã được chính phủ Ấn Độ tiếp quản và sở hữu vào cuối những năm 1940. Giờ đây, du khách ra đảo sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng khu rừng rậm bao phủ phần còn lại của các tòa nhà quân sự một thời.
(Ảnh: Shutterstock) |
Bản Cát Cát- ngôi làng người Mông đẹp nhất Tây Bắc (TP. Sa Pa, Lào Cai) được mệnh danh là ngôi làng đẹp nhất Tây Bắc. Đến với bản Cát Cát, du khách sẽ được hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng, được trải nghiệm nền văn hóa dân tộc Mông độc đáo từ trang phục, ẩm thực, tín ngưỡng, đến kiến kiến trúc nhà truyền thống… |
Ngôi làng "ma" đột nhiên biến thành chốn "bồng lai tiên cảnh" Có một ngôi làng bỏ hoang tưởng như đã bị lãng quên sau hơn 20 năm được người dân Trung Quốc nô nức tìm đến gần đây. |
Nguồn bài viết : TK 2 điểm