Vinh danh 37 tổ chức phi chính phủ nước ngoài có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam |
Việt Nam - Lào đẩy mạnh hợp tác phát triển ngành Công Thương - Năng lượng và Mỏ |
Năm 2022 được đánh giá tiếp tục là một năm thành công về ngoại giao văn hóa Việt Nam trên quy mô đa phương và toàn cầu.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm 50 năm Công ước Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) về Di sản thế giới tại Ninh Bình, Tổng Giám đốc UNESCO Audrey Azoulay (A.A-du-lay) đánh giá, Việt Nam là điển hình mẫu mực của mô hình bảo tồn và phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch, phát triển kinh tế. Bà đặc biệt ấn tượng về lãnh đạo và năng lực tổ chức các sự kiện tầm toàn cầu của Việt Nam, chủ động đặt vấn đề Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị lớn của UNESCO tại Việt Nam, dự kiến vào năm 2025, với sự tham gia của khoảng hơn 1.100 người đến từ 130 nước.
Xòe Thái được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. |
Đại sứ Lê Thị Hồng Vân, Trưởng phái đoàn Việt Nam bên cạnh UNESCO cho biết, năm 2022 đánh dấu những thành công mới của ngoại giao văn hóa Việt Nam, nhất là tại tổ chức đa phương tầm toàn cầu như UNESCO. Chuyến thăm chính thức Việt Nam đầu tiên của Tổng Giám đốc UNESCO Audrey Azoulay (9/2022), tiếp nối chuyến thăm UNESCO của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính (tháng 11/2021), đã góp phần triển khai Bản ghi nhớ hợp tác giai đoạn 2021-2025, đưa quan hệ Việt Nam-UNESCO lên tầm cao mới. UNESCO cam kết tiếp tục hỗ trợ tài chính, kỹ thuật cho Việt Nam trong triển khai Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2021-2030, bảo tồn và phát huy giá trị di sản, phát triển công nghiệp văn hóa, du lịch bền vững, hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ đa dạng sinh học...
Theo Đại sứ Lê Thị Hồng Vân, ngoại giao văn hóa đã góp phần quảng bá các giá trị văn hóa, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, nhất là các quan điểm nhân sinh quan, thế giới quan tiến bộ và cao đẹp của dân tộc Việt Nam, thông qua việc lan tỏa giá trị tư tưởng, cốt cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân được UNESCO vinh danh. Lần đầu tiên chuỗi các Sự kiện kỷ niệm 35 năm UNESCO thông qua Nghị quyết vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam” đã được tổ chức thành công, với sự tham dự đông đảo và ở cấp cao tại Hà Nội và Trụ sở UNESCO dưới sự đồng bảo trợ của UNESCO, cho thấy tình cảm kính trọng và khâm phục của bạn bè quốc tế dành cho Bác Hồ và Việt Nam.
Ngoại giao văn hóa đã tranh thủ hiệu quả tri thức, nguồn lực, ủng hộ của UNESCO để bảo tồn và phát huy các giá trị di sản của đất nước, hỗ trợ phát triển bền vững cho người dân và địa phương. Việt Nam rất tự hào có thêm 4 danh hiệu, di sản được UNESCO vinh danh trong năm nay: Thành phố học tập toàn cầu Cao Lãnh (Đồng Tháp), Nghệ thuật làm Gốm của người Chăm trở thành Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp và gần đây nhất, hai Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương là Ma Nhai Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) và Văn bản làng Trường Lưu (Hà Tĩnh).
Điều này không chỉ thể hiện đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với giá trị di sản, văn hóa dân tộc Việt Nam, đóng góp vào nỗ lực của UNESCO về bảo tồn di sản, mà còn tạo thêm nguồn lực và không gian mới cho phát triển bền vững ở các địa phương. Việt Nam cũng được UNESCO lựa chọn là một trong 12 quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai thí điểm Bộ Chỉ số Văn hóa 2030, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.
Năm nay cũng ghi nhận những dấu mốc mới trong triển khai đối ngoại đa phương Việt Nam tại UNESCO. Việt Nam được tín nhiệm bầu vào Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể nhiệm kỳ 2022-2026 với số phiếu cao nhất, khẳng định sự tin tưởng và ủng hộ của quốc tế đối với khả năng đóng góp và năng lực điều hành của Việt Nam tại các thể chế đa phương toàn cầu.
Như vậy, lần đầu tiên Việt Nam cùng một lúc đảm nhận trọng trách tại ba cơ chế điều hành then chốt của UNESCO là Hội đồng chấp hành, Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2005 về bảo vệ và phát huy đa dạng các biểu đạt văn hóa, Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2003. Những đóng góp tích cực, có trách nhiệm của Việt Nam thúc đẩy đối thoại, hợp tác và đồng thuận, tìm giải pháp thỏa đáng cho các vấn đề quan tâm chung trong bối cảnh tình hình quốc tế rất phức tạp, được lãnh đạo UNESCO và các nước hoan nghênh.
Việt Nam có nhiều lợi thế do thiên nhiên ban tặng, truyền thống lịch sử hào hùng, sự đa dạng và độc đáo của bản sắc văn hóa, tố chất con người Việt Nam cần cù, sáng tạo, với hệ giá trị tinh thần quý báu, chính sách đối ngoại hòa bình, hòa hiếu, nhân nghĩa, gắn với sự phát triển năng động trong đổi mới và hội nhập quốc tế. Đây là nền tảng thuận lợi để Việt Nam tiếp tục triển khai hiệu quả công tác ngoại giao văn hóa, qua đó phát huy sức mạnh mềm của dân tộc, đóng góp cho công cuộc phát triển của đất nước.
Đồng hành cùng người lao động, nền tảng cho sự phát triển bền vững của Vinamilk Trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, tình hình địa chính bất ổn, Vinamilk - đối tác đồng hành cùng Anphabe trong khảo sát 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2022 - vẫn vững vàng vượt qua các thách thức, nâng cao giá trị thương hiệu lên trên bản đồ ngành sữa toàn cầu. Kết quả này có được không chỉ nhờ vào định hướng kinh doanh đúng đắn mà còn đến từ những nỗ lực xây dựng đội ngũ người lao động chuyên tâm cống hiến, có sự gắn kết cao, hướng đến những mục tiêu, giá trị chung mang tính bền vững của công ty. |
Thanh Hóa: Hội hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản góp phần phát triển quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước Ngày 26/2/1993, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 324-TC/UBTH về việc thành lập Hội hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản tỉnh Thanh Hóa. Đến nay, Hội là thành viên tích cực của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Thanh Hóa, góp phần phát triển quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa nhân dân tỉnh Thanh Hóa và nhân dân Nhật Bản. |