Thái Lan là nhà đầu tư quan trọng tại Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng |
Thăm hỏi kiều bào tại Thái Lan bị thiệt hại do mưa lũ |
Diễn đàn Giải thưởng Công chúa Thái Lan Maha Chakri (PMCA) lần thứ 4 và Hội nghị Quốc tế về Giáo dục Bình đẳng lần thứ 2 được tổ chức vào ngày 17,18/10 dưới hình thức kết hợp trực tuyến và trực tiếp. Công chúa Thái Lan Maha Chakri Sirindhorn đã chủ trì buổi khai mạc tại thủ đô Bangkok (Thái Lan) vào buổi sáng ngày 17/10.
Công chúa Thái Lan Maha Chakri Sirindhorn phát biểu khai mạc sự kiện (Ảnh chụp màn hình buổi phát trên YouTube). |
Công chúa Thái Lan khẳng định sự cần thiết của sự hợp tác mạnh mẽ hơn nữa giữa các nhà hoạch định chính sách, nhà giáo dục và tất cả các thành phần xã hội để giáo dục tất cả trẻ em ở các quốc gia và trong khu vực.
"Cuộc khủng hoảng đã mang lại nhiều đổi mới trong lĩnh vực dạy và học và đang thay thế cách dạy trên lớp truyền thống. Do đó, các quốc gia trong khu vực cần phải điều chỉnh hệ thống giáo dục, chính sách phù hợp với thực tiễn để đảm bảo việc học liên tục cho tất cả", Công chúa Thái Lan cho biết.
Kết thúc bài phát biểu, Công chúa Thái Lan tuyên bố chính thức khai mạc Diễn đàn PMCA lần thứ 4 và Hội nghị Quốc tế về Giáo dục Bình đẳng lần thứ 2. Hội nghị được đồng chủ trì bởi Giải thưởng PMCA và Quỹ giáo dục bình đẳng của Thái Lan (EEF). Chủ đề của Hội nghị năm nay là "Cùng nhau hướng tới công bằng" (Together Towards Equity) và bao gồm 4 phiên họp: Kỹ thuật kỹ năng sống, Giáo dục Khoa học, Giáo dục Phổ thông và Giáo dục Anh ngữ.
Bài phát biểu của Cô giáo Hà Ánh Phương - giáo viên Trường THPT Hương Cần, huyện Thanh Sơn, giáo viên Việt Nam đạt Giải thưởng PMCA 2021 tại sự kiện (Ảnh chụp màn hình buổi phát trên YouTube). |
Cô giáo Hà Ánh Phương - giáo viên Trường THPT Hương Cần, huyện Thanh Sơn (Phú Thọ), giáo viên Việt Nam đạt Giải thưởng PMCA 2021, tham dự Phiên họp thứ 4 - "Giáo dục Anh ngữ", cùng đại diện đến từ Singapore và Myanmar.
Bài trình bày của cô Ánh Phương nêu ra những đổi mới trong việc giảng dạy và triển khai các dự án giáo dục cô đã đạt được sau khi nhận giải.
Cô Ánh Phượng cho biết, ngoài công việc giảng dạy trên lớp, cô đã và đang thực hiện nhiều dự án gắn với 17 mục tiêu phát triển của Liên Hợp Quốc, trong đó có dự án “Phòng chống bạo lực trên không gian mạng” nhằm nâng cao nhận thức cho các em về việc học tập an toàn và tránh những rủi ro trên không gian mạng.
Khách mời tham dự sự kiện theo hình thức trực tuyến tại Đại sứ quán Hoàng gia Thái Lan tại Hà Nội (Ảnh: Đại sứ quán Hoàng gia Thái Lan tại Hà Nội). |
Bên cạnh giải thưởng nói trên, thành tích nổi bật của cô Ánh Phương bao gồm: Top 10 giáo viên xuất sắc nhất toàn cầu năm 2020 do Tổ chức Giáo dục từ thiện toàn cầu Varkey Foundation lựa chọn. Giáo viên Anh ngữ người Mường còn là một trong 89 đại biểu người dân tộc thiểu số tại Quốc hội khóa XV.
Đại diện Đại sứ quán Hoàng gia Thái Lan tại Hà Nội và khách mời tại buổi phát sự kiện (Ảnh: Đại sứ quán Hoàng gia Thái Lan tại Hà Nội). |
Đây là lần đầu tiên các đại biểu và người nhận giải thưởng PMCA lần thứ 4 trực tiếp tham dự Diễn đàn kể từ đại dịch COVID-19 bùng phát. Sự kiện khai mạc được phát vào buổi sáng cùng ngày tại các Đại sứ quán Hoàng gia Thái Lan tại 10 nước Đông Nam Á tổ chức, bao gồm Đại sứ quán Hoàng gia Thái Lan tại Hà Nội.
Từ lần đầu tổ chức năm 2015, Giải thưởng PMCA được trao hàng năm cho các giáo viên xuất sắc ở Đông Nam Á. Những đại diện Việt Nam đạt giải thưởng PMCA bao gồm: giáo viên Trần Thị Dung (năm 2015) của trường Tiểu học Lê Ngọc Hân, Lào Cai, giáo viên Phan Thị Nữ (năm 2017) của Trường Năng khiếu Lê Quý Đôn, Đà Nẵng, giáo viên Lê Thanh Liêm (năm 2019) của trường Nội trú Him Lam dành cho học sinh dân tộc thiểu số tỉnh Hậu Giang, và mới đây nhất là giáo viên Hà Ánh Phượng (năm 2021) của trường THPT Hương Cần, Phú Thọ. |
Việt Nam vào danh sách những nền ẩm thực hàng đầu thế giới |
Đại hội đồng IPU 145: Việt Nam nêu đề xuất nhằm thúc đẩy bình đẳng giới |