Thời sự - Chính trị

Việt Nam lên tiếng về Báo cáo về tình hình nhân quyền thế giới 2020 của EEAS

2024-12-21 12:59:58
Việt Nam dự phiên họp trực tuyến của Ủy ban thường trực về Dân chủ và Nhân quyền của IPU
Tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Thường trực Ủy ban về các vấn đề Xã hội của Quốc hội Lê Thị Nguyệt và Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại Lê Thu Hà đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam vừa tham dự Phiên họp trực tuyến của Ủy ban thường trực về Dân chủ và Nhân quyền của IPU trong khuôn khổ Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 142 (IPU-142).
Việt Nam tham gia ứng cử vào HĐNQ LHQ nhiệm kỳ 2023-2025
Ngày 22/02 tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, Khóa họp thường kỳ lần thứ 46 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (HĐNQ LHQ) đã khai mạc, mở đầu là Phiên họp cấp cao tổ chức theo hình thức trực tuyến với sự tham dự của hơn 115 đoàn cấp cao. Đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu.

Ngày 24/6/2021, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước Báo cáo về tình hình nhân quyền thế giới 2020 của Cơ quan Đối ngoại EU (EEAS), Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định:

Chúng tôi ghi nhận những đánh giá về thành tựu của Việt Nam trong bảo vệ quyền lao động, chống lao động trẻ em và thúc đẩy bình đẳng giới trong Báo cáo về tình hình nhân quyền thế giới năm 2020 của Cơ quan Đối ngoại EU. Rất tiếc báo cáo vẫn còn một số nội dung chưa khách quan dựa trên những thông tin không phản ánh đúng thực tế tại Việt Nam.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng.

Như đã nhiều lần khẳng định, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản của con người. Điều này đã được quy định cụ thể trong Hiến pháp 2013, các văn bản pháp luật liên quan và được tôn trọng, triển khai trên thực tế, được khẳng định qua các thành tựu trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, y tế, công tác phòng chống đại dịch Covid-19 hiện nay. Các nỗ lực và thành công đó cũng được cộng đồng quốc tế ghi nhận trong nhiều khuôn khổ song phương và đa phương, như Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ III của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do thông tin ở Việt Nam được thể hiện rõ qua sự phát triển đa dạng về loại hình và phong phú về nội dung của báo chí Việt Nam và thực tế hơn 70% dân số Việt Nam sử dụng mạng Internet và mạng xã hội quốc tế và trong nước.

Tại Việt Nam, không ai bị bắt giữ, xét xử chỉ vì “bày tỏ chính kiến”, “bảo vệ nhân quyền”. Như các quốc gia khác, Việt Nam cũng kiên quyết đấu tranh với các hành vi lợi dụng các quyền tự do, dân chủ để vi phạm pháp luật, xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân. Quá trình điều tra, xét xử và giam giữ được tiến hành theo đúng các quy định của pháp luật; quyền của người bị giam giữ được bảo đảm.

Việt Nam coi trọng quan hệ Đối tác Hợp tác Toàn diện với EU. Việt Nam sẵn sàng trao đổi, hợp tác với EU trong vấn đề quyền con người trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở và tôn trọng nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thông qua cơ chế đối thoại nhân quyền thường niên và các khuôn khổ trao đổi song phương khác.

Những nỗ lực thúc đẩy, bảo vệ quyền con người của Việt Nam
Những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong bảo vệ, thúc đẩy quyền con người là cơ sở vững chắc để Việt Nam vững tin ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025.
Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là bảo vệ và thúc đẩy quyền con người
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định: “Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, trong đó có các quyền tự do cơ bản được quy định cụ thể trong Hiến pháp năm 2013 và nhiều văn bản pháp luật liên quan”.
Top