Nguyễn Văn Trường và hành trình từ học trò của Adam Khoo đến danh hiệu MDRT Dù mới bước chân vào thị trường bảo hiểm chưa đầy 1 năm nhưng Nguyễn Văn Trường đã chinh phục được danh hiệu cao quý mà bất cứ ai làm nghề này cũng ao ước: Danh hiệu MDRT (Million Dollar Round Table - Bàn tròn triệu đô). Bí quyết của Trường đó là cách chăm sóc khách hàng rất đặc biệt, khác với rất nhiều tư vấn viên đang theo đuổi nghề này. |
Hà Nội ban hành kế hoạch giúp đỡ, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về hòa nhập cộng đồng Sở Lao động- Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 1229⁄KH-SLĐTBXH triển khai thực hiện công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về năm 2021. |
Theo Fulro - nỗi buồn lớn nhất cuộc đời
Chúng tôi tới nhà ông Jana vào lúc 3h chiều. Căn nhà nhỏ, ít ánh sáng lọt thỏm trong vườn cây trái là mít, cà phê, bơ xanh trái. Ngoài cửa, những chậu hồng nhỏ đặt dọc bên tường đang trổ hoa rực rỡ. Bên trong căn nhà đơn sơ, điểm gây ấn tượng nhất với khách tới thăm nhà là vô kể những giấy khen gia đình văn hóa, thành tích học tập của con cái, những bức ảnh gia đình…
Ông Jana. |
Lúc này, ông Jana đang nhanh tay xới đất cho vườn cà phê, bơ phía vườn bên phải nhà. Xong việc, ông lại lúi húi cho mẹ con chú bò béo mẫm ăn thêm cỏ voi. Ở tuổi 65, tóc ông Jana dường như chưa có sợi bạc, đôi mắt sâu vẫn tinh anh, nhanh nhẹn nhưng cả khuôn mặt lại toát lên một nỗi buồn.
Fulro - một tổ chức chính trị phản động lưu vong có vũ trang đã câu kết với các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc để chống phá cách mạng nước ta. Mục đích của chúng là chia cắt sự thống nhất đất nước, chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc ở Việt Nam. Chúng đứng đằng sau các vụ bạo loạn xảy ra trong các năm 2001, 2004 và 2008 ở Tây Nguyên. |
Ở vùng Đắk Đoa, Gia Lai, nói tới ông Jana thì ai cũng biết. Họ thường nói về quá khứ của ông khi theo Fulro, nhưng trong đoạn kết câu chuyện, họ cũng nhấn mạnh, ông giờ đã là người uy tín, có tiếng nói trong bản. Ông Jana cũng không giấu diếm chúng tôi chuyện của quá khứ, ông đi vào thẳng vào câu chuyện cách đây 46 năm. Ông kể: Tôi hoạt động Fulro từ trước năm 1975. Sau khi Gia Lai được giải phóng, tôi bị bắt đưa đi cải tạo. Năm 1991, tôi trốn trại, tiếp tục hoạt động Fulro cho đến năm 1999, bắt đầu nhận sự chỉ đạo từ đối tượng Ksor Kơk ở Mỹ kêu gọi người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai tổ chức biểu tình tại Pleiku với số lượng lên tới hàng chục nghìn người. Sau “sự kiện” ngày 2/2/2001, tôi bị bắt với tội danh “Phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc”.
Ngồi ở hiên nhà, ông trầm ngâm: “Tôi hối hận. Vì sao mình lại đi vào con đường đó, cuối cùng thì mình được gì? Các con tôi đã phải chịu nhiều thiệt thòi. Tôi bỏ rơi con cái từ khi đứa lớn mới 8 tuổi, đứa út mới sinh được vài tháng. 11 năm ở trại là quãng thời gian quá dài đối với cuộc đời của tôi. Giá như những năm tháng đó, tôi ở nhà làm kinh tế, dù khó khăn mấy thì vợ con mình cũng đỡ khổ hơn. 11 năm ấy là con số không, tất cả đều đi theo mà đổ sông đổ bể. Đó là điều hối hận, là nỗi buồn lớn nhất mà tôi luôn mang theo”.
Theo tài liệu của cơ quan chức năng, các tổ chức phản động đã phong ông Jana thành “Tỉnh trưởng Gia Lai” của cái gọi là “Nhà nước Đề Ga tự trị”.
Hành trình ngược dòng
Ngày 6/3/2012, sau hơn 11 năm chấp hành án, ông Jana trở về quê hương. Khác với suy nghĩ là “kẻ tù tội”, không ai muốn tiếp xúc, xã hội khinh thường thì ông Đinh Ơng lúc đó là Chủ tịch UBND xã Hà Bầu, cũng là người cùng làng với ông lại đón ông bằng một mâm cơm ấm tình đoàn viên. Không những thế, mọi người trong gia đình, người làng lại sẵn sàng ngồi nghe ông Jana bộc bạch hết nỗi lòng của mình.
Tập trung phát triển kinh tế, có năm gia đình ông Jana thu nhập gần 150 triệu đồng. |
Được đón chào trong tình thân gia đình, được giải tỏa những khúc mắc trong lòng, ông Jana quyết tâm làm lại cuộc đời sau nhiều năm sống chui lủi trong rừng, tháng ngày mất tự do. “Thủ lĩnh một thời” Jana xác định, không có cách nào khác là phải bắt tay vào cải tạo ruộng vườn, cất lại mái nhà dột nát, mua thêm con lợn, con bò... Với ông bây giờ, thứ tài sản vô giá ông còn là con cái. Chẳng mong gì hơn là con cái trưởng thành. Khoản nợ ngân hàng thì dần dần sẽ trả được hết nếu có kế sinh nhai. Ông tâm sự: “Nhà tôi có 3 đứa con. Đứa lớn làm giáo viên, đứa thứ hai làm công nhân bốc vác. Đứa út đi làm thực tập sinh ở Nhật Bản và đều đã có gia đình riêng. Lâu lâu con tôi ở xã bên lại sang chơi”.
Cùng với quyết tâm của ông Jana, chính quyền địa phương cũng vào cuộc: “Hơn ai hết, tôi hiểu được hoàn cảnh của ông ấy. Kinh tế nhà ông ấy rất khó khăn và đó cũng là lý do ông ấy nghe theo bọn xấu xúi giục, kích động. Chúng tôi hỗ trợ cho con cái ông ấy ăn học bằng cách giúp vay tiền ngân hàng. Hiện tại, ông ấy cũng đang vay vốn của ngân hàng chính sách với số vốn hơn 100 triệu để trồng cà phê, nuôi bò, chăn vịt, nuôi cá. So với người dân ở địa phương thì gia đình ông Jana tương đối ổn định. Từ thay đổi về kinh tế dẫn đến thay đổi về nhận thức”, ông Đinh Ơng cho biết.
Lúc về vườn tược hoang hóa đầy cỏ dại, cây cà phê, hồ tiêu đã chết. Có bàn tay người, vài năm sau đã xanh um. “Ông ấy chịu khó làm ăn, vận động bà con nhân dân tham gia các công việc chung như làm đường xá, chấp hành tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước, tham gia hội họp...” - Chủ tịch MTTQ huyện Đắk Đoa chia sẻ.
Bí thư Huyện ủy Đắk Đoa Nguyễn Ngọc Thọ nói rằng, những người như ông Jana thường mặc cảm, tự ti. Điều quan trọng nhất là xóa đi mặc cảm đó để họ hòa nhập cộng đồng thoải mái hơn. Dần dần họ sẽ thấy được, sẽ so sánh được đâu là cái cần cho họ.
Ông Đinh Ơng, Chủ tịch MTTQ huyện Đăk Đoa cho rằng, cái quan trọng nhất để giúp những người như ông Jana trở về với cộng đồng chính là việc hiểu được hoàn cảnh cụ thể của họ, hỗ trợ phải thiết thực, đúng nhu cầu. Chính bởi vậy, Đắk Đoa được tỉnh đánh giá cao trong việc triển khai chủ trương giáo dục, giúp đỡ người lầm đường, lạc lối. Không chỉ có ông Jana làm lại cuộc đời, 26 người trong diện quản lý hiện nay của huyện Đăk Đoa cũng đều có tư tưởng xây dựng, chấp hành chủ trương pháp luật tốt, quan hệ tốt với chính quyền địa phương.
Chiều 25/3/2021: UBND tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 153/CT-UBND ngày 9/12/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh và Quyết định số 44/QĐ-UBND ngày 25/4/2016 của UBND tỉnh về công tác quản lý, giáo dục đối tượng FULRO tại cộng đồng. Theo thông tin tại hội nghị, trong 5 năm qua, chính quyền và ngành chức năng các địa phương đã nỗ lực triển khai thực hiện các mặt công tác quản lý, giáo dục đối tượng FULRO tại cộng đồng. Đặc biệt, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, số đối tượng trong diện quản lý, giáo dục tại cộng đồng đã giảm hơn 43%. Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành đề nghị các cấp, ngành, chính quyền các địa phương tập trung nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên các cấp về vai trò, tầm quan trọng của công tác quản lý, giáo dục đối tượng FULRO tại cộng đồng. Đồng thời, không ngừng nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, trên cơ sở đó vận động, giáo dục, cảm hóa đối tượng FULRO tại cộng đồng; đổi mới về phương pháp, hình thức để quản lý, giáo dục đối tượng, không để các đối tượng cảm thấy bị phân biệt đối xử, mặc cảm, tự ti; đẩy mạnh tham mưu, phối hợp và triển khai thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn, tập trung ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là tại các địa bàn trọng điểm phức tạp về hoạt động liên quan đến FULRO, "Tin lành Đề Ga"… |
Mô hình “Dòng họ bình yên” tại Tủa Chùa (Điện Biên): Hỗ trợ người nghèo, đón nhận người lầm lỗi trở về với cộng đồng |
Bà Lâm Thị Phương Thanh tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn |