Quản lý tốt đường biên giới - Nhiệm vụ quan trọng và thiêng liêng |
Thiêng liêng đất và người huyện biên giới Tri Tôn |
Những ngôi chùa linh thiêng trên đảo Trường Sa |
Du khách trẩy hội Đền Nưa đầu năm. |
Núi Nưa là ngọn núi cao nhất ở vùng đồng bằng châu thổ phía Nam Thanh Hóa, dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam được bắt đầu từ các huyện Như Thanh, Nông Cống đổ về Nghệ An. Núi có chiều dài gần 20 km, làm nên bức tường thành Đông Nam tự nhiên, với một thung lũng rộng lớn, phía đông núi Nưa là đồng bằng châu thổ, đất đai màu mỡ. Do vị trí, địa hình ở thế đặc biệt Núi Nưa được xem là ngọn "núi chủ" của đồng bằng xứ Thanh, được sử sách ghi chép và là đề tài sáng tác thơ văn của biết bao tao nhân mặc khách như Nguyễn Dữ, Nguyễn Thượng Hiền, Phan Huy Ôn...
Đây cũng là địa danh gắn với sự tích cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu. Câu nói “Na Sơn nhất phiến nhất hộ thiên hạ biến” nghĩa là: “Một tiếng hô ở núi Nưa đã chuyển biến ở thiên hạ”, chính là đề cao sự nghiệp anh hùng bất tử của Bà Triệu.
Vị trí này là huyệt thiêng của quần thể Đền Nưa - Am Tiên. |
Trên đỉnh núi Nưa có huyệt đạo được đánh giá là một trong những huyệt đạo linh thiêng nhất nước Nam hay còn gọi là huyệt khí dương. Theo cách gọi của các nhà phong thủy thì nơi đây là điểm hội tụ giao hòa của đất và trời (hay cổng trời), tất cả linh khí của trời đất sẽ được hội tụ tại huyệt đạo thiêng này. Huyệt đạo thiêng ở đây là một khoảng đất rộng, bán kính khoảng 21m, thu hút hàng vạn lượt khách tham quan đến chiêm bái, thưởng ngoạn mỗi năm vào mùa xuân.
Theo sử sách, 3 huyệt đạo linh thiêng của đất nước ta gồm: núi Yên Tử - Quảng Ninh; núi Bà Đen - Tây Ninh; đền Am Tiên, núi Nưa - Thanh Hóa. |
Người dân quan niệm, khi lên đến huyệt đạo, nữ nên đi 9 vòng, nam 7 vòng xung quanh huyệt. Khi đi thì mọi suy nghĩ, lo toan hãy gạt bỏ sau lưng. Vừa đi vừa cầu khấn cho bản thân, gia đình được bình an, may mắn sẽ giúp tinh thần thư thái, an yên.
Du khách Vũ Thị Sớn, (Triệu Sơn, Thanh Hóa) chia sẻ: "Tôi không nhớ rõ mình đã lên núi Nưa du xuân, cầu may từ bao giờ. Nhưng năm nào gia đình tôi cũng đến Am Tiêm du xuân, cầu cho gia đình năm mới bình an, may mắn. Đặc biệt là sau khi lễ ở đây về, chúng tôi cảm thấy tinh thần thoải mái, phấn chấn, một niềm tin cho những thành quả và suôn sẻ cho năm mới", bà Sớn chia sẻ.
Tết đến, Xuân về, dành thời gian đến với di tích lịch sử Đền Nưa để thắp hương tưởng nhớ các anh hùng dân tộc là nét sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người xứ Thanh nói riêng và người Việt nói chung.
Theo đại diện của Ban quản lý di tích lễ hội Đền Nưa – Am Tiên, năm nay để đảm bảo an toàn cho nhân dân và du khách thập phương đến tham quan, vãn cảnh, dâng hương hành lễ tại khu di tích Đền Nưa – Am Tiên, người dân và du khách phải thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch COVID – 19. Du khách phải tiêm đủ 2 liều vaccine phòng COVID-19 từ 14 ngày trở lên, hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 và có xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ. |
Những ngôi chùa linh thiêng trên đảo Trường Sa Giữa biển khơi, những ngôi chùa ở các hòn đảo ngoài quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) là những địa điểm linh thiêng, khẳng định Phật giáo có mặt và đồng hành cùng người dân vùng biển đảo. |
Thiêng liêng lễ Giỗ Tổ Hùng Vương trên mảnh đất miền Tây Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã trở thành bản sắc văn hóa truyền thống của người Việt Nam, trên mảnh đất miền Tây không khi Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương được diễn ra long trọng thu hút đông đảo người dân dâng hương thể hiện lòng biết ơn của các thế hệ con cháu đối với công đức của tổ tiên. |
Thiêng liêng cột cờ giới tuyến trên đảo tiền tiêu Trải qua bão tố phong ba, cây cột cờ sừng sững vẫn cắm chân rất chặt bên bờ sông Bến Hải. Tôi hình dung đó là minh chứng cho một ý chí không bao giờ lay chuyển của một dân tộc, bền bỉ năm tháng bên bờ biển Đông. |