Lễ tế được tổ chức vào đầu năm lịch Chăm (khoảng tháng 4, tháng 5 dương lịch). Hàng năm, đồng bào Chăm không phân biệt Bà la môn hay Bà ni đều sắm sửa lễ vật về đây cúng tế rất đông đúc và nhộn nhịp. Lễ cúng Po Riyak được tổ chức theo nghi thức Rija Harei do các vị Mâduen, Ka-ing và ban nhạc lễ thực hiện.
Po Riyak lại là một vị thần có số lượng miếu thờ nhiều nhất của người Chăm. Thông thường mỗi vị thần chỉ một một miếu thờ thì thần Po Riyak có tới bảy miếu thờ ở: Vĩnh Trương, Hữu Đức, Thành Vụ, Ma Lâm và Phước Đồng, Mỹ Nghiệp và Sơn Hải (tỉnh Ninh Thuận).
Lễ tế thần Po Riyak.
Tập thể các tác giả của Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận đã sưu tầm, biên soạn và công bố truyền thuyết về Po Riyak trong tập Truyện cổ dân gian Chăm. Theo cuốn sách thì "truyện cổ của người Chăm có kể về chàng Eh Wa, con một gia đình nông dân nghèo đã rời quê hương qua xứ Ả Rập tìm thầy, học đạo. Qua bao năm tháng học đạo của thầy, chàng đã thành tài và xin phép thầy cho về quê hương. Biết được vận hạn của trò, ông thầy không cho phép. Thế nhưng Eh Wa vẫn tìm cách để về nhà. Vào một đêm, nhân khi thầy ngủ say, Eh Wa lấy tấm ván của thầy kết làm bè và lên chiếc bè vượt sóng biển trở về quê hương.
Lễ cúng Po Riyak được tổ chức theo nghi thức Rija Ponai do các vị Mâduen, Ka–ing và ban nhạc lễ thực hiện.
Thức dậy thấy mất tấm ván, ông thầy đoán ra mọi chuyện. Trong cơn thịnh nộ, ông thầy nguyền rủa đứa học trò không nghe lời: "đi đường bộ sẽ bị rắn cắn, hổ vồ; đi đường biển sẽ bị sóng dập, cá ăn". Và lời nguyền của ông thầy đã vận vào chàng Eh Wa. Khi gần tới đất liền, bỗng sóng nổi lên đánh vỡ tan chiếc bè, còn chàng Eh Wa thì bị cá mập nuốt sống. Tuy bị chết, nhưng hương hồn Eh Wa nhập vào cá voi để cứu vớt những ngư dân gặp nạn đắm thuyền. Do bị chết vì sóng nên dân gian truyền tụng và tôn thờ Eh Wa là Po Riyak (thần sóng)".
Ông Ka-ing thực hiện nghi thức múa tượng trưng với mái chèo.
Lễ cúng thần sóng biển đã gắn bó lâu đời trong cộng đồng bà con dân tộc Chăm vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Đây là nghi lễ dân gian truyền thống của đồng bào, với mục đích cầu mong thần Biển chở che, phù hộ cho những người đi biển, cứu giúp họ khi gặp nạn. Thời gian qua, lễ cúng thần sóng biển của đồng bào dân tộc Chăm tỉnh Ninh Thuận đã trở thành một sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng độc đáo.
Ngày nay người Chăm không còn nghề làm biển hay thương buôn trên biển như xưa nhưng niềm tin về vị thần Biển của họ vẫn sâu sắc như đối với các vị thần khác có tính ảnh hưởng đến cuộc sống của họ giống thần sông nước.
Nam Yên
Tổng hợp
Nguồn bài viết : Máy đánh bạc