Cuộc đoàn tụ sau 47 năm thất lạc nhau của 3 chị em khi gần 100 tuổi

2025-01-17 20:38:25
Mỹ từ chối nhập cảnh 140 du khách do lo ngại Covid-19
Đã truy ra hơn 4 tỷ đồng “thất lạc” của cụ ông chịu oan sai 43 năm

Năm 1973, hai năm trước khi Pol Pot lên nắm quyền ở Campuchia, chế độ Khmer Đỏ hung ác đã tàn sát và gây ra không ít các cuộc bạo loạn, có đến khoảng 2 triệu người đã chết do chế độ này và nhiều người đã thất lạc người thân của mình trong thời loạn lạc.

Bà Bun Sen là một trong vô số những người bị thất lạc cha mẹ, anh em vào thời ấy. Chồng bà sau đó cũng đã chết dưới thời Pol Pot. Cuộc đời bà sau đó là những chuỗi ngày nghèo khổ ở gần bãi rác Stung Meanchey tại thủ đô Phnom Penh. Mỗi ngày, bà đều đến bãi rác để thu gom phế liệu, bán kiếm tiền trang trải cuộc sống và chăm lo cho những người con.

Bãi rác Stung Meanchey, thủ đô Phnom Penh - nơi bà Bun Sen mưu sinh khốn khó (Ảnh: Satoshi Takahashi)

Trong bà chưa bao giờ vơi đi nỗi nhớ nhung người thân và niềm khao khát được quay lại ngôi làng của mẹ mình tại tỉnh Kampong Cham, cách thủ đô nơi bà đang sống 150km về phía Đông. Hòa bình lập lại và những loạn lạc cũng đã lùi xa nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc bà Bun Sen ngày một già yếu. Những bận bịu, thăng trầm của cuộc sống cùng sự già yếu đã ngăn cản ước mơ lớn nhất đời bà: được đoàn tụ cùng người thân.

Năm 2004, tổ chức phi chính phủ Cambodian Children 's Fund đã giúp bà Bun Sen thực hiện ước mơ bằng việc hỗ trợ và tìm lại người thân của bà. Phép màu đã xảy ra khi tổ chức này phát hiện rằng chị gái và em trai của bà vẫn còn sống và hiện đang ở ngôi làng năm xưa của bà Bun Sen.

Bà Bun Sen là người em nay đã 98 tuổi, người chị ruột Bun Chea 101 tuổi và người em trai sống cùng làng với người chị Bun Chea cũng đã 92 tuổi.

Gặp lại sau cuộc thất lạc đến nửa thế kỷ, khi ai nấy đều đã ở cái độ tuổi gần đất xa trời, bà Bun Sen không giấu nổi sự xúc động: "Tôi bỏ làng đi rất lâu và chưa bao giờ trở lại. Tôi luôn nghĩ các anh chị em chết rồi. Được ôm chị gái lúc này thật nhiều ý nghĩa. Và lần đầu tiên em trai chạm vào tay tôi, tôi đã khóc."

Bà Bun Sen (trái) đoàn tụ cùng chị gái Bun Chea sau 47 năm (Ảnh: CCF)
Người em trai (ngồi phía bên trái) mà bà Bun Sen sau bao năm cuối cùng cũng được đoàn tụ (Ảnh: CCF)

Chồng bà Bun Chae cũng đã mất mạng dưới tay Khmer Đỏ, để lại bà và 12 người con thơ. Bà cũng đinh ninh rằng em gái Bun Sen của mình đã mất. Người em trai cũng đang sống chung một làng với bà Bun Chae.

Bà Bun Sen (trái) cùng chị gái Bun Chea dành thời gian thăm thú Phnom Penh để bù đắp lại khoảng thời gian xa cách dài đằng đẵng (Ảnh: CCF)

Tuần này, hai chị em bà Bun Sen và Bun Chae rủ nhau đi thăm thú ở thủ đô Phnom Penh để bù đắp lại khoảng thời gian đã xa cách trước đây. Đôi lúc việc tồn tại cho đến khi đã gần đất xa trời chỉ là để gặp lại những người mà ta yêu thương nhất.

Sứ quán Việt Nam tặng quà gia đình gốc Việt sau vụ hoả hoạn ở Phnom Penh

Sáng 20/2/2020, Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia, Hội Khmer - Việt Nam, Chi nhánh Hội tại Phnom Penh và chính quyền phường Russey ...

Hợp tác quốc phòng mang lại hiệu quả thiết thực trong mối quan hệ Việt Nam-Campuchia

Hai bên thống nhất phối hợp trong đào tạo nguồn nhân lực, quản lý và bảo vệ đường biên giới, tìm kiếm, hồi hương hài ...

Ông Hun Sen nói gì về vụ khách trên tàu cập bến Campuchia nhiễm virus corona?

Thủ tướng Hun Sen vừa khẳng định nếu phát hiện có hành khách nhiễm virus Corona, Campuchia sẽ cho du thuyền MS Westerdam cập cảng ...

Nguồn bài viết : TK tổng hợp

Top