Lưu học sinh Việt Nam tại Campuchia đoàn kết, phát huy sức trẻ |
Người “xây cầu kiều” cho học sinh Việt Nam sang Nhật |
Ông nói:
"Mùa thu năm 1978, ở tuổi 26, tôi lên tàu sang Tiệp Khắc học. Khi thi vào Nhạc viện Praha tôi "trượt" do nền tảng kiến thức âm nhạc cổ điển còn yếu. "Cú sốc" đầu tiên nơi đất khách quê người khiên tôi không khỏi nản lòng. May mắn tôi được gia đình, Đại sứ quán Việt Nam tại Tiệp Khắc và thầy giáo Josef Svejkovský động viên.
Thầy nói với tôi: "Em có năng khiếu nhưng cần thêm khổ luyện. Hãy kiên kỳ và cố gắng lên, đừng bỏ cuộc". Lời động viên của thầy tiếp thêm sức mạnh giúp tôi có động lực đăng ký học dự bị để tiếp tục theo đuổi âm nhạc cổ điển".
Sinh viên Khoa Kèn Trumpet, Nhạc viện Praha chụp ngày 18/9/1980. NSƯT Hà Đình Cường đứng cạnh thầy giáo Josef Svejkovský ở bìa trái. |
Sau một năm miệt mài rèn luyện, ông Cường thi đậu vào khoa Kèn Trumpet của Nhạc viện Praha. Bảy năm học tại Nhạc viện, thầy Josef Svejkovský đã trực tiếp chỉ bảo, chăm sóc, kiên nhẫn với học trò như người cha chăm sóc con trai.
Thầy không chỉ dốc sức truyền đạt kiến thức mà còn quan tâm, động viên tinh thần. Cuối tuần thầy thường đến ký túc xá đón học trò về nhà chơi. Dặn dò vợ của thầy là cô Helena Svejkovská nấu nhiều món ngon để học trò được ăn thỏa thích.
"Vợ chồng thầy Josef Svejkovský có 2 người con trai. Các em xem tôi như người anh trong nhà. Chúng tôi cùng trong khu vườn sau nhà, dạy các em chơi những trò chơi dân gian của Việt Nam. Những lúc đó, thầy thường ngồi dưới mái hiên lặng lẽ nhìn chúng tôi và nở nụ cười trìu mến. Còn cô tất bật trong bếp nấu nhiều món ngon để chúng tôi thưởng thức. Không khí gia đình ấm áp đó khiến tôi nguôi ngoai nỗi nhớ nhà" - ông Cường kể.
NSƯT Hà Đình Cường biểu diễn tại chương trình Gặp gỡ hữu nghị và trưng bày ảnh “Quan hệ hữu nghị Việt - Czech” nhân kỷ niệm 105 năm Ngày quốc khánh Cộng hòa Czech. |
Điều ông Cường trân quý nhất là tình cảm mà thầy cô và người dân Tiệp Khắc lúc bấy giờ dành cho ông và các lưu học sinh Việt Nam. Thầy cô luôn đối với lưu học sinh như con em trong gia đình, chỉ bảo tận tình từng ly từng tí, từ cách sử dụng bếp gas, các biện pháp phòng chống cháy nổ, đến việc đi chợ mua nhu yếu phẩm như thế nào, giữ ấm ra sao khi ra ngoài trong những ngày đông rét mướt.
Dù cuộc sống nhiều khó khăn, thiếu thốn song họ luôn sẵn sàng chắt chiu, nhường cơm sẻ áo, dành cho lưu học sinh Việt Nam điều kiện tốt nhất để học tập, sinh hoạt.
"Một ngày mùa đông năm 1980, thầy Josef Svejkovský đón tôi về nhà thầy. Thấy tôi chỉ khoác một chiếc áo khoác mỏng giữa mùa đông rét mướt, cô Josef Svejkovský đã mua tặng tôi chiếc áo ấm.
Ngày ấy, trước khi lên đường đi học, mỗi lưu học sinh Việt Nam được trang bị 1 áo len, 1 bộ complete. Sang đến nơi Chính phủ Tiệp Khắc lại cho mỗi người 400 Cua ron (bằng 1/2 tháng học bổng) để mua quần áo. Không có kinh nghiệm nên tôi đã mua những chiếc áo khoác mỏng. Chiếc áo không đủ ấm trong những ngày nhiệt độ xuống dưới âm độ C.
Chiếc áo cô Josef Svejkovský tặng có màu be, lót lông ấm áp nhưng cũng rất gọn gàng, vừa vặn với vóc dáng tôi. Đó không chỉ là món đồ hữu dụng với tôi trong mùa đông lạnh giá mà còn thể hiện sự tình cảm, sự quan tâm của nhân dân Tiệp Khắc mà trực tiếp là qua vợ chồng thầy cô Josef Svejkovský với lưu học sinh Việt Nam" - ông Cường kể.
Nhiều dự án hợp tác quan trọng giữa Việt Nam - Czech sắp được triển khai |
Czech đánh giá cao sự phát triển trong quan hệ với Việt Nam thời gian gần đây |