Ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển địa phương Đứng trước sự phục hồi mạnh mẽ của các hoạt động đối ngoại sau dịch Covid-19, tỉnh Hà Giang đã kịp thời nối lại các hoạt động ngoại giao với các đối tác nước ngoài; đẩy mạnh triển khai các nội dung, thỏa thuận hợp tác đã ký kết với đối tác, tăng cường thu hút đầu tư, vận động các nguồn vốn từ các tổ chức quốc tế... đảm bảo theo đúng lộ trình chiến lược hội nhập quốc tế. |
Ngoại giao kinh tế góp phần thắt chặt quan hệ hữu nghị, hợp tác đặc biệt Việt Nam - Cuba Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, trong khuôn khổ chuyến công tác để dự Hội nghị thượng đỉnh G77 và Trung Quốc, thăm và làm việc tại Cuba từ ngày 15 đến ngày 18/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã thăm một số cơ sở kinh tế của doanh nghiệp Việt Nam và gặp gỡ thân mật cộng đồng tại đây. |
Mũi nhọn của ngoại giao hiện đại
Trình bày Tuyên bố chính sách trước Quốc hội vào trung tuần tháng 9, Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin cho biết chính phủ của ông sẽ đẩy mạnh ngoại giao kinh tế.
Mới đây, Ngoại trưởng Thái Lan Parnpree Bahiddha-Nukara nhấn mạnh, ngoại giao kinh tế của Thái Lan được thiết kế để ứng phó với những thách thức nảy sinh từ sự cạnh tranh địa chính trị và địa kinh tế leo thang.
Ngoại trưởng Thái Lan Parnpree Bahiddha-Nukara |
Ông Parnpree mô tả, ngoại giao kinh tế là “mũi nhọn của ngoại giao hiện đại”. Chính sách đối ngoại của Thái Lan phải phù hợp với chính sách đối nội của chính phủ “nhằm cải thiện sinh kế của người dân và giúp đưa Thái Lan nổi bật trên trường quốc tế. Theo ông Parnpree, chính sách đối ngoại của Thái Lan phải hướng tới tương lai và bao trùm mọi khía cạnh nhằm tạo thu nhập và giải quyết các vấn đề cho người dân, đưa nước này thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình và tạo ra môi trường thuận lợi để đối phó với các thách thức. Ngoài ra, giúp đa dạng hóa nền kinh tế thông qua hỗ trợ nhiều hơn cho nền kinh tế xanh, số hóa và nông nghiệp bền vững để tạo ra cơ hội việc làm mới. Qua đó, sẽ khám phá những cơ hội mới cho nền kinh tế kỹ thuật số, đổi mới, khởi nghiệp và đầu tư của Thái Lan ở nước ngoài.
“Thái Lan sẽ sử dụng ngoại giao kinh tế để bắt kịp những thách thức trên thế giới nhằm tuân thủ các giá trị dân chủ phổ quát và các quyền cơ bản của con người”, Ngoại trưởng Thái Lan nhấn mạnh.
Điều này cũng thể hiện sự sẵn sàng của nước này trong việc đóng vai trò giải quyết những thách thức mà nhân loại đang phải đối mặt, chẳng hạn như biến đổi khí hậu.
Để ngoại giao kinh tế có hiệu quả, ông Parnpree cho biết Thái Lan cần tiếp tục củng cố mối quan hệ chặt chẽ với các đối tác kinh tế và thương mại truyền thống như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ. Bên cạnh đó, tăng cường mối quan hệ với các đối tác kinh tế khác, bao gồm Hàn Quốc, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Australia, Liên minh châu Âu (EU), Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng các nước láng giềng của Thái Lan vẫn là ưu tiên hàng đầu của nước này
Ngoại trưởng Parnpree cho biết, Thái Lan sẽ đẩy nhanh hoàn tất đàm phán các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là với EU, đồng thời mở rộng hợp tác kinh tế với các nước là thành viên của các diễn đàn mà Thái Lan khởi xướng: Đối thoại hợp tác châu Á (ACD), Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (ACMECS), Sáng kiến Vịnh Bengal về hợp tác kinh tế và kỹ thuật đa ngành (BIMSTEC).
Về ASEAN, ông Parnpree cho biết Thái Lan ủng hộ nhóm khu vực này như một diễn đàn hợp tác và hòa bình, mong muốn một ASEAN vững mạnh, đoàn kết và là trung tâm của hợp tác.
Đặt mục tiêu thương mại xuyên biên giới đạt 32,33 tỷ USD vào năm 2024
Bộ Thương mại Thái Lan đang đặt ra một mục tiêu đầy tham vọng, theo đó sẽ tăng kim ngạch thương mại xuyên biên giới lên đạt 1,2 nghìn tỷ baht (32,33 tỷ USD) vào năm tới, tăng 20% so với mức 1 nghìn tỷ baht trong năm nay.
Theo Thứ trưởng Thương mại Thái Lan Napintorn Srisunpang, dự kiến sẽ hoàn thành mục tiêu này bằng cách thúc đẩy các sản phẩm cộng đồng, sản phẩm chỉ dẫn địa lý và nhượng quyền. Bộ Thương mại sẽ tổ chức các cuộc triển lãm và kết nối doanh nghiệp, mời quan chức từ các nước láng giếng và hiệp hội ngoại thương thảo luận tìm phương thức nhằm giảm thiểu các rào cản thương mại.
Các sản phẩm Thái Lan tiêu thụ ở thị trường Indonesia |
Trong khoảng 2 triệu công ty đã đăng ký hoạt động tại Thái Lan, chỉ có khoảng 900.000 công ty đang hoạt động kinh doanh. Theo số liệu về hiệu suất thương mại xuyên biên giới, vốn đạt khoảng 1.000 tỷ baht năm ngoái, cũng cho thấy phần lớn thu nhập được tạo ra bởi các tập đoàn lớn, chiếm tới 90% giá trị xuất khẩu, trong khi chỉ có 10% đến từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).
Ông Napitorn cho biết, tại các quốc gia phát triển, các doanh nghiệp vừa và nhỏ SME có thể đóng góp tới 40-50% GDP. Trong khi đó, tại Thái Lan, đóng góp của SME vào GDP chỉ đạt 34%. Ông nói: “Chúng tôi muốn tăng mức thu nhập từ xuất khẩu của các SME để tăng tỷ lệ đóng góp của SME vào GDP đạt 35,2%”.
Hội nghị “Gặp gỡ Thái Lan” góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại Việt - Thái Hội nghị "Gặp gỡ Thái Lan" lần thứ nhất được tổ chức tại Quảng Trị mở ra cơ hội quảng bá và xúc tiến đầu tư của các doanh nghiệp, nhà đầu tư hàng đầu Thái Lan vào Việt Nam và tỉnh Quảng Trị. |
Thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Thái Lan Hội nghị "Gặp gỡ Thái Lan - 1st Meet Thailand" lần đầu tiên được tổ chức tại thành phố Đông Hà (tỉnh Quảng Trị) đã mở ra một giai đoạn phát triển mới tốt đẹp cho quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Thái Lan và hợp tác phát triển giữa các tỉnh, thành phố và doanh nghiệp 2 nước. |