Ảnh quý về Tết Trung thu xưa ở Hà Nội những năm đầu thế kỷ 20

2025-01-17 20:38:17
Bánh Trung thu: Hàng chục tấn nhân giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc Tết Trung thu 2019: Hà Nội cấm đường phục vụ lễ hội phố cổ Lễ hội Thành Tuyên 2019 diễn ra vào ngày nào?

Cho đến bây giờ, vẫn chưa xác minh rõ ràng được Tết Trung thu bắt nguồn từ văn minh lúa nước của Việt Nam hay tiếp nhận từ văn hóa Trung Hoa. Chỉ biết rằng Tết Trung thu đã có từ rất lâu đời, cách đây ít nhất 2000 năm và luôn là dịp lễ lớn được trẻ con người lớn háo hức mong chờ từ nhiều tháng trước đó. Vào những năm đầu thế kỷ 20, ở Hà Nội, ngay từ đầu tháng 8 âm lịch, trẻ con đã được bố mẹ đưa lên Hàng Gai, Hàng Mã ngắm và mua đồ chơi. Đây là hai phố bán đồ chơi truyền thống phong phú và lớn nhất Hà Nội thời bấy giờ.

Đồ chơi trung thu được ưa chuộng nhất thời xưa là đèn ông sao được làm thủ công và rất đơn sơ, chưa hiện đại như bây giờ.

Đèn làm bằng nan tre lợp giấy bóng kính, có hình các con vật mà nhiều nhất là thỏ và cá. Ngoài ra, còn các loại đèn lồng xếp bằng các loại giấy màu và cầu kỳ, nhưng hấp dẫn nhất là đèn kéo quân với rất nhiều tích truyện được thể hiện bằng những bóng hình người và vật xoay tròn nhờ sức nóng của các ngọn nến, tạo ra những luồng khí đẩy cái vòng quay tròn theo trục đèn.

Ngoài ra còn có đồ chơi làm bằng sắt tây cũng khiến lũ trẻ háo hức và đòi bố mẹ mua bằng được. Ngoài các phố bán hàng tập trung thì các bà hàng xén ở các ngõ, phố nhỏ mua đầu lân, sư tử, đèn ông sao, đèn cũ hay mặt nạ chú Tễu về bán lẻ bày chung với pháo và các hàng hóa khác.

Một cửa hiệu bán đèn lồng và đồ chơi Trung thu năm 1915 trên phố Hàng Gai, Hà Nội. Ảnh do nhiếp ảnh gia Léon Busy chụp, thuộc kho sưu tập ảnh màu của Albert Kahn.
Một tiệm bán đèn lồng và đồ chơi Trung Thu năm 1915 trên phố Hàng Gai với những món đồ chơi như đèn xếp, đèn ông sao, đèn con thỏ, hoa giấy, đầu sư tử,.... (Ảnh: Léon Busy)
Đèn trung thu thời xưa làm bằng nan tre lợp giấy bóng kính, có hình các con vật mà nhiều nhất là thỏ và cá. (Ảnh: Léon Busy)
Những chiếc đèn trung thu màu sắc làm sáng bừng cả khu phố thời xưa. (Ảnh: Léon Busy)
Ngay từ đầu tháng 8 âm lịch, trẻ con đã được bố mẹ đưa lên phố Hàng Gai, Hàng Mã ngắm và mua đồ chơi. (Ảnh: Léon Busy)
Phố Hàng Gai bán đồ chơi rằm tháng 8/1926. (Ảnh: Viện Khoa học xã hội Việt Nam)
Nụ cười tươi tắn của một cậu bé bán đèn lồng và đồ chơi Trung thu ở Hà Nội vào năm 1928.
Không khí trước ngày Tết Trung thu rất rộn ràng và vui vẻ.
Đèn lồng con cá bằng nan tre phất giấy dầu tại Hà Nội, niên đại đầu thế kỷ XX. Hiện vật của bảo tàng Quai Branly, Pháp.
Hai đứa trẻ và chiếc đèn lồng con cá. (Ảnh: Léon Busy)
Bốn đứa trẻ và chiếc đèn lồng con bướm. (Ảnh: Léon Busy)
Đèn ông sao, đèn con thỏ và đèn lồng con cá trước cửa một gian hàng đồ chơi tại phố Hàng Gai, Hà Nội. (Ảnh: Léon Busy)
Niềm vui của một cô bé với chiếc đèn con thỏ. Ảnh chụp vào tháng 9/1926 tại Hà Nội.
Hai chị em và chiếc đèn con thỏ. Ảnh chụp vào tháng 9/1926 tại Hà Nội.
Đèn ông sao được làm vào dịp Trung Thu năm Đinh Sửu.
Đèn ông sư kép được làm vào dịp Trung Thu năm Đinh Sửu. (Ảnh: Viện Viễn Đông Bác cổ (EFEO).

Xem thêm:

Lễ hội Thành Tuyên 2019 diễn ra vào ngày nào?

Lễ hội Thành Tuyên - lễ hội được mong đợi nhất mỗi dịp Tết Trung thu sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 12/9-14/9/2019 ...

Bánh trung thu lạ dự kiến hút khách dịp rằm tháng 8

Bên cạnh bánh nướng, bánh dẻo truyền thống, trên thị trường xuất hiện nhiều loại bánh trung thu lạ như bánh dẻo lạnh, bánh làm ...

Tập tục xưa trong Tết Trung thu: 3 ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng nguyệt

Trong "Việt Nam phong tục" của Phan Kế Bính có ghi lại một số tập tục của người Việt thời xưa trong Tết Trung thu. ...

Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Trung thu 15/8 âm lịch

Tết Trung thu hay rằm Trung thu rơi vào ngày 15/8 âm lịch. Đây được coi là ngày tết của trẻ em, còn được gọi ...

Nguồn bài viết : Thống kê giải đặc biệt theo năm

Top