Tin tức - sự kiện

Nhà Hy Vọng: Những câu chuyện lấp lánh tình người

2024-12-21 13:23:03
Đà Nẵng sẽ nới lỏng nhiều hoạt động
Từ ngày 1/10, căn cứ trên tình hình thực tế phòng chống dịch Covid-19 tại địa phương, Đà Nẵng có thể thực hiện chỉ thị 19.
Tập đoàn BRG và ngân hàng SeABank bàn giao trang thiết bị y tế phòng chống dịch Covid-19 trị giá 10 tỷ đồng cho TP. Đà Nẵng
Ngày 22/9/2021, nhằm hiện thực hóa cam kết với thành phố Đà Nẵng trong công tác phòng chống dịch Covid-19, Tập đoàn BRG và Ngân hàng SeABank, thông qua “Quỹ An Sinh Sức Sống mới của BRG và SeABank”, đã tổ chức lễ bàn giao trang thiết bị y tế thiết yếu phục vụ công tác xét nghiệm, điều trị Covid-19 với tổng giá trị 10 tỷ đồng cho Thành phố Đà Nẵng.

Đó là một ngôi nhà với nhiều phòng trọ miễn phí, được cung cấp lương thực thực phẩm cho những người có hoàn cảnh éo le, những người tật nguyền, cả những người cơ nhỡ không nơi nương tựa. Ngôi nhà ấy với một cái tên đầy ấm áp là “Nhà Hy Vọng”.

Nhà Hy Vọng: Những câu chuyện lấp lánh tình người. (ảnh Tuấn Anh)

Dịch bệnh kéo dài khiến những người tàn tật, người lao động nghèo tại Đà Nẵng đã khốn khó nay càng chật vật hơn, và hơn nửa năm qua, nhiều người đã biết tới ngôi Nhà Hy Vọng của một nhóm bạn trẻ ở Đà Nẵng lập nên. Đúng như tên gọi, ngôi nhà ấy trở thành nơi nương tựa, đùm bọc nhau của những phận đời nghèo khó tứ xứ tụ về Đà Nẵng để theo đuổi hành trình mưu sinh đầy ngặt nghèo này.

Anh Tôn Thất Tuấn Anh (trú tại Q. Hải Châu, Đà Nẵng) là đại diện nhóm thành lập Nhà Hy Vọng đã chia sẻ ý tưởng thành lập ngôi nhà. Vào đầu năm 2021, trong quá trình đi trao quà từ thiện cho những người lao động nghèo dịp Tết cổ truyền, anh Tuấn Anh và nhóm bạn đã thấy nhiều mảnh đời cơ nhỡ trên phố phường. Sau khi bàn bạc cùng nhóm bạn, Tuấn Anh đã thuê một dãy nhà trọ nhiều phòng tại con hẻm nhỏ số 119 Phạm Như Xương (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng).

Anh Tuấn Anh (thứ 2 từ trái qua) cùng các thành viên của Nhà Hy Vọng giúp đỡ những người bán vé số. (ảnh NVCC)

Sau đó, anh đưa những người tàn tật, nghèo khó, người già yếu không nơi nương tựa về sống miễn phí trong những căn phòng ấy. Anh cùng nhóm bạn đặt tên cho ngôi nhà ấy là Nhà Hy Vọng. Và mong rằng những người sống trong đó không còn quá lo lắng về chỗ ở giữa đại dịch như thế này. Mỗi người ở đây đều có những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Họ là người khuyết tật, người già neo đơn, mẹ đơn thân từ các tỉnh, thành phố khác đến Đà Nẵng mưu sinh bằng nghề bán vé số dạo, nhặt ve chai. Những người cha người mẹ ấy lại tập trung về ngôi Nhà Hy Vọng để chuẩn bị từng bữa ăn cho những đứa con, rồi họ cùng trò chuyện, động viên, san sẻ nhau những khốn khó như một gia đình.

Vợ chồng anh Nguyễn Văn Minh và chị Trần Thị Dung (ngồi xe) đều khuyết tật bẩm sinh, được cách thành viên Nhà Hy Vọng hỗ trợ khi mới chuyển về ở khi mới thành lập. (ảnh NVCC)

Chị Dung và anh Minh là hai người khuyết tật, cuộc đời run rủi họ đến với nhau để bù qua sớt lại những khiếm khuyết của đời. Họ từng chật vật khắp nơi vì không thể ổn định chỗ ở trước khi đến với Nhà Hy Vọng này. Không những được ở miễn phí, ở Nhà Hy Vọng chị Dung và anh Minh cũng nhận được nhiều tình cảm từ phận đời đồng cảnh ngộ vì thế giúp vợ chồng chị và con vượt qua được số phận. Chị kể, ở ngôi nhà này bất kể đứa nhỏ nào cũng biết đùm bọc, bảo ban nhau, nghĩa tình ấm áp cứ thế được nhân lên với mỗi gia đình.

Bà Trần Thị Mạnh (77 tuổi, quê Quảng Trị) cười vui khi được ở tại Nhà Hy Vọng.

Mấy tháng qua, dãy trọ mang tên Nhà Hy Vọng ấy luôn lấp lánh tình người. Bà cụ già neo đơn gần 80 tuổi, hằng ngày đi nhặt ve chai cách đây 4 tháng đã không khỏi xúc động khi được đưa về Nhà Hy Vọng. Đó là bà Trần Thị Mạnh (77 tuổi, quê Quảng Trị) vì chiến tranh loạn lạc, mất hết giấy tờ, nên sau này bà phải lưu lạc và rơi vào cảnh không nhà không cửa. Dù có hai người con nhưng người con trai thì bị liệt, người con gái cưới chồng nhưng bị tai nạn, một thân một mình bà không muốn làm khổ con cái nên tuổi già quyết định vào đến Đà nẵng lượm ve chai mưu sinh. Ở TP này, bà che bạt ở tạm bên hông nhà người khác, gần 80 tuổi nhưng ngủ không dám ngủ vì những ngày trời mưa gió bão bùng.

Bà Mạnh được anh Tuấn Anh hỗ trợ tiền mặt trong những ngày giãn cách xã hội.

Để thành lập Nhà Hy Vọng này, là ngôi nhà với nhiều phòng trọ được anh Tuấn Anh và nhóm bạn thuê lại của một người khác. Mỗi phòng trọ như vậy rộng chừng 15m2, giá thuê không dưới 1,5 triệu/tháng/phòng nhưng chủ nhà đã hỗ trợ và lấy tổng cộng 8 triệu đồng/tháng cho 6 phòng. Anh Tuấn Anh và những người bạn mong muốn nơi đây không chỉ là nhà trọ miễn phí, mà còn phải là nơi để những người nghèo, người gặp khó khăn, trắc trở trong cuộc sống san sẻ, nương tựa vào nhau để cùng đứng lên. Anh Tuấn Anh cũng cho biết, đợi khi dịch bệnh tạm ổn định anh sẽ tiếp tục cùng nhóm bạn nhân rộng mô hình Nhà Hy Vọng sang nhiều địa bàn khác, và mong rằng những ngôi nhà ấy sẽ mang đến niềm tin, sức mạnh, và cũng là niềm hy vọng về một tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn cho từng mảnh đời khốn khó cơ nhỡ.

Cùng với dự án Nhà Hy Vọng, quán cơm của các thành viên trong nhóm cũng giúp đỡ nhiều người khó khăn trong thời gian vừa qua.

Dù là những căn phòng trọ đơn sơ, nhưng những người ở đây không phải trả tiền thuê nhà, hay tiền điện, tiền nước. Càng đặc biệt hơn khi sống tại đây hầu hết là người ngoại tỉnh, tuy không phải họ hàng nhưng sống quây quần, sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau như một gia đình.

Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh tiêm phòng vaccine, tặng túi an sinh cho người nước ngoài, kiều bào
Ngày 21/9, Giám đốc Sở Ngoại vụ thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Trường thông tin, thành phố đã tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người nước ngoài, kiều bào đang sinh sống trên địa bàn thành phố, đảm bảo những người này được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine. Còn tại TP. Hồ Chí Minh, người nước ngoài cũng nhận được những túi an sinh, nhu yếu phẩm cần thiết...
Xe chở nhiên liệu lật giữa cầu, hơn 20 tấn gas lỏng có nguy cơ rò rỉ
Xe chở gas hóa lỏng bị lật, nguy cơ cháy nổ cao nên lực lượng chức năng đã được thông báo sẵn sàng di tản khỏi khu vực nguy hiểm.
Chốt kiểm dịch của Đồn Biên phòng nơi cửa biển
Bên cạnh việc tuần tra kiểm soát người tự do đi lại giữa địa bàn Đà Nẵng – Quảng Nam trong thời gian giãn cách xã hội, Đồn Biên phòng Non Nước còn kịp thời phát hiện nhắc nhở, tuyên truyền các phương tiện khai thác hải sản trái phép.
Top