Tin tức - sự kiện

Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Tết Đoan Ngọ

2024-12-21 13:30:07
Tết Đoan Ngọ tắm biển xả xui ở Quy Nhơn
5 mặt hàng được săn lùng cận Tết Đoan Ngọ

Không chỉ ở Việt Nam, ở các nước châu Á như Trung Quốc và nhiều đất nước khác cứ vào dịp 5/5 âm lịch hàng năm người dân lại tổ chức Tết Đoan Ngọ. Tết Đoan Ngọ còn có tên khác là Tết Đoan Dương, ở mỗi quốc gia khác nhau sẽ có những phong tục và những món ăn truyền thống khác nhau. Nhưng tựu chung lại Tết Đoan Ngọ thực chất là một phong tục lễ tết Á Đông gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm.

Những món ăn không thể thiếu trong Tết Đoan Ngọ

Nguồn gốc của Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ của Việt Nam bắt nguồn từ một truyền thuyết, vào một ngày sau vụ mùa trúng, nông dân ăn mừng vì trúng vụ nhưng lại bị sâu bọ kéo đến ăn sạch hoa màu, thực phẩm đã thu hoạch. Trong khi đang đau đầu không biết phải xử lý thế nào thì có một ông lão xuất hiện tự xưng là Đôi Truân.

Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm đơn giản có bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Nhân dân làm theo chỉ một lúc sau, sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượi. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng.

Dân chúng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất. Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày "Tết diệt sâu bọ", có người gọi nó là "Tết Đoan Ngọ" vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.

Ý nghĩa của ngày Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam

Ở nước ta, Tết Đoan Ngọ được thay đổi thành ngày thờ cúng tổ tiên và Tết diệt sâu bọ. Sở dĩ có cái tên này bởi vì vào thời điểm thời tiết giao mùa dịch bệnh dễ phát sinh.

Ở các làng quê Việt ngày này vẫn đang được coi trọng, sau Tết nguyên đán, Tết Đoan Ngọ là dịp quan trọng để các thành viên trong nhà quây quần. Ai ở xa cũng tranh thủ về sum họp với gia đình trong ngày này.

Vào dịp này, cả làng nhộn nhịp hẳn lên, nhà nào cũng dậy từ sớm chuẩn bị phẩm vật cúng tổ tiên và hoa quả là thứ đồ cúng không thể thiếu. Người ta quan niệm rằng, đây là thời điểm quả trên cây, lá trên cành bắt đầu đơm hoa kết trái và cúng tổ tiên để mong một mùa bội thu.

Sau lễ cúng gia tiên là tục lệ giết sâu bọ, cả nhà quây quần ăn rượu nếp, những thứ quả chua để diệt trừ sâu bọ, xua đuổi bệnh tật trong người,

Những phong tục trong ngày Tết Đoan Ngọ còn được lưu giữ đến ngày nay

Theo tục xưa, ở các vùng nông thôn vào đúng giờ ngọ (12h trưa) sau lễ cúng người mọi người rủ nhau đi hái lá cây. Lá cây cỏ hái được vào giờ này có tác dụng chữa bệnh rất tốt như các bệnh ngứa ngoài da, nhất là các bệnh về đường ruột hay khi cảm mạo, đem những lá thuốc này nấu nước xông giải cảm.

Ở các thành phố, không có nhiều vườn tược, người dân có lệ đi mua lá thuốc vào mùng 5 tháng 5 âm lịch. Những loại lá thuốc này được mang lên từ các vùng quê bày bán ở chợ. Sau khi mua về, số lá này được đem phơi lại một lần nữa rồi bỏ trong tủ thuốc gia đình, lúc nào có người ốm đau sẽ mang ra dùng.

Cơm rượu là món ăn không thể thiếu trong Tết Đoan Ngọ

Rượu nếp là món ăn không thể thiếu trong ngày này, người ta cho rằng, bộ phận tiêu hoá của con người thường có các loại ký sinh gây hại và chúng nằm sâu trong bụng nên không phải lúc nào cũng diệt được. Duy có ngày mồng 5/5 (âm lịch), các loại ký sinh này thường ngoi lên, con người có thể ăn thức ăn, hoa quả vị chua, chát và nhất là rượu nếp, có thể loại bỏ chúng.

Tết Đoan Ngọ cúng gì, cúng vào giờ nào là đẹp nhất?
Dạo một vòng châu Á xem các nước đón Tết Đoan Ngọ 5/5 ra sao?
Lễ cúng Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 cần chuẩn bị những gì?
Top