Quan điểm nhất quán về Biển Đông tại Hội nghị cấp cao ASEAN Biển Đông là một trong những nội dung thảo luận quan trọng trong khuôn khổ kỳ Hội nghị Cấp cao ASEAN vừa qua. |
Chuyên gia Malaysia đánh giá cao đóng góp của Việt Nam đối với ASEAN Theo Tiến sỹ Hoo Chiew Ping, giảng viên cao cấp Đại học Quốc gia Malaysia, đóng góp của Việt Nam không chỉ nâng tầm ASEAN như một khu vực trên trường thế giới mà còn tăng cường khả năng phục hồi của nội khối ASEAN cũng như hình thành những sáng kiến tốt hơn. |
Mỹ quay trở lại chủ nghĩa đa phương?
Trong bài phát biểu ngày 4/2 về chính sách đối ngoại đầu tiên sau khi nhậm chức, Biden đã khẳng định Mỹ không thể giải quyết các thách thức toàn cầu nếu “hành động một mình”, tài sản giá trị nhất của Mỹ là hệ thống đồng minh và đối tác và Mỹ mong muốn dẫn dắt thế giới bằng ngoại giao và “kề vai sát cánh” với đối tác một lần nữa. Phương châm này trái ngược hoàn toàn định hướng chính sách “Nước Mỹ trước tiên” mà chính quyền Trump thúc đẩy, hàm ý Mỹ sẽ quan tâm hơn tới các cơ chế đa phương.
Trong một vài tháng gần đây, Mỹ đã triển khai phương châm nói trên tại Đông Nam Á với nhiều hoạt động ngoại giao cụ thể, bao gồm chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin ngày 23-30/7 và của Phó Tổng thống Kamala Harris ngày 22-26/8. Trong các chuyến thăm này, quan chức Mỹ đều khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc an ninh khu vực, nhấn mạnh ASEAN là nơi “tất cả các nước đều có tiếng nói” và là tổ chức đa phương có khả năng lãnh đạo thực sự, hàm ý ASEAN không chỉ là diễn đàn “nói suông” như nhiều ý kiến đánh giá về ASEAN.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại một sự kiện ở bang New Jersey hôm 25/10. Ảnh: AFP. |
Sự xuất hiện của Biden tại hai hội nghị của ASEAN là tiếp nối chuỗi hoạt động ngoại giao tại Đông Nam Á nói trên. Trong năm 2023 tới, Mỹ cũng sẽ là nước chủ trì APEC 2023 – diễn đàn hợp tác kinh tế đa phương với 7/10 thành viên ASEAN và có ASEAN làm quan sát viên chính thức. Hiện diện này còn có ý nghĩa hơn khi đây lần đầu tiên Tổng thống Mỹ dự Thượng đỉnh ASEAN – Mỹ sau bốn năm vắng bóng (Trump đã bỏ qua Thượng đỉnh ASEAN – Mỹ từ năm 2017, không dự APEC 2018 và hủy bài phát biểu tại APEC 2020).
Mỹ đẩy mạnh các hoạt động tại các cơ chế đa phương tại Đông Nam Á có thể vì nhiều lý do như Mỹ nhận ra những hạn chế trong chính sách “nước Mỹ trước tiên” của Trump hay các vị trí chủ chốt về Châu Á của Bộ Ngoại giao Mỹ đang dần hoàn thiện và hoạt động tích cực hơn… Cũng có thể, Mỹ muốn cạnh tranh với Trung Quốc vì Trung Quốc đã ngỏ ý nâng cấp quan hệ Đối tác Đối thoại với ASEAN lên Đối tác Chiến lược từ tháng 8.
Trụ cột thiếu vắng đã được bù đắp
Biden phát biểu tại EAS rằng Mỹ sẽ cùng đối tác “thăm dò” khả năng phát triển một chương trình khung về kinh tế tại Ấn Độ - Thái Bình Dương nhằm thúc đẩy thương mại, chuẩn mực cho kinh tế số và công nghệ, thiết lập chuỗi cung ứng bền bỉ, phi các-bon hóa và củng cố tiêu chuẩn lao động và cơ sở vật chất…
Đây là nội dung đáng chú ý bởi chính sách khu vực của Mỹ sau khi Mỹ rút khỏi TPP vẫn thường bị chỉ trích là thiết trụ cột kinh tế. Khả năng Mỹ “quay lại” TPP là rất khó vì Quốc hội Mỹ vẫn chia rẽ sâu sắc, không phe nào nắm đa số nên khó có thể phê chuẩn thỏa thuận vốn gây tranh cãi nội bộ. Các nội dung Mỹ “tâm huyết” trong TPP trước kia (như quy định về sở hữu trí tuệ hay công đoàn độc lập…) đã được các nước thành viên thay đổi (hoặc bỏ đi). Đó là còn chưa kể các khó khăn về mặt thủ tục khi Mỹ phải đàm phán lại với các nước CP-TPP. Do đó, việc thúc đẩy một sáng kiến kinh tế mới với các mục tiêu tương tự CP-TPP có thể sẽ thuận lợi hơn.
Tuy nhiên, Biden chưa đi vào nội hàm của sáng kiến này. Liệu đây là một thỏa thuận, dự án hay chính sách kinh tế…, được thi hành và được các nước khu vực đón nhận đến đâu, điều này còn chưa rõ. Có thể, chiến lược về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương sắp tới của chính quyền Biden sẽ làm rõ hơn nội dung này.
Tiếp cận ASEAN “tế nhị” hơn
Trong bài phát biểu tại Thượng đỉnh ASEAN – Mỹ, Biden tuyên bố một loạt sáng kiến với ASEAN, tổng trị giá 102 triệu đô-la, bao gồm sáng kiến Tương lai Sức khỏe, Chương trình Hành động Khí hậu, Chương trình Sức mạnh Thông minh Đông Nam Á, Giao thông Thông minh, Chương trình Hợp tác Công nghệ Mới, chương trình đào tạo năng lực giảng dạy Tiếng Anh mới…
Trong hai bài phát biểu, Biden cũng chỉ nhắc đến “thách thức” nói chung, tập trung vào an ninh phi truyền thống và không hề nhắc đến Trung Quốc hay các điểm nóng như Đài Loan và Biển Đông – điều khác hẳn với bài phát biểu về chính sách tại khu vực của Bộ trưởng Quốc phòng Austin hồi tháng 7.
Ngoài ra, Biden khẳng định ASEAN đóng vai trò trung tâm trong cấu trúc khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, là trụ cột để khu vực phát triển và gìn giữ an ninh.
Đoàn đại biểu Việt Nam tại Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 16 |
Nhìn tổng thể ba vấn đề trên, ta có thể thấy Biden đã có những tuyên bố khá “tế nhị”, phù hợp với tâm lý của Đông Nam Á. Thứ nhất, khi Đông Nam Á còn lo ngại về áp lực “chọn bên” từ hai phía Mỹ và Trung Quốc, Biden ngầm gửi thông điệp Mỹ không gắn tầm quan trọng của ASEAN với cạnh tranh nước lớn mà đưa lợi ích phát triển lên hàng đầu. Thứ hai, Biden đã tập trung vào các ưu tiên cấp thiết của ASEAN về chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường, nâng cấp cơ sở vật chất hay chất lượng giáo dục… thay vì đi vào các vấn đề an ninh như tự do hàng hải – hàng không như các tuyên bố đơn phương hay với đồng minh trước đó. Thứ ba, Biden cũng trấn an ASEAN về vai trò của khối trong bối cảnh các tập hợp tiểu đa phương như Quad hay AUKUS nổi lên, nhất là khi nhiều ý kiến cho rằng các tập hợp mới sẽ thách thức ảnh hưởng của ASEAN.
Nhìn chung, hiện diện và phát biểu của Tổng thống Biden tại các sự kiện gần đây của ASEAN đã cho thấy Mỹ coi trọng chủ nghĩa đa phương hơn, tiếp cận Đông Nam Á toàn diện và “tế nhị” hơn. Chúng ta cùng chờ xem các văn bản quan trọng về chính sách đối ngoại tiếp theo, đặc biệt là Chiến lược An ninh Quốc gia mới, có tiếp tục xu hướng này hay không.
ThS. Đỗ Hoàng hiện công tác tại Viện Biển Đông, Bộ Ngoại giao và là cựu học giả chương trình Fulbright tại trường đại học George Washington. Bài viết thể hiện quan điểm của riêng tác giả.
Việt Nam đề xuất hai trọng tâm tại Hội nghị Cấp cao trực tuyến ASEAN Sáng ngày 26/10/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao trực tuyến ASEAN lần thứ 38 cùng Lãnh đạo các nước ASEAN và Tổng Thư ký ASEAN. Đây là hoạt động mở đầu chuỗi các Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 38 và 39 và các Hội nghị Cấp cao liên quan diễn ra từ ngày 26-28/10/2021. |
Việt Nam chủ động, tích cực, đóng góp trách nhiệm vào công việc chung của ASEAN Nhận lời mời của Quốc vương Brunei, Chủ tịch ASEAN năm 2021, Hasanal Bolkiah, từ ngày 26-28/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN. |
Nguồn bài viết : Miền Nam