Giải quyết rủi ro cho lao động đi làm việc ở nước ngoài Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là một trong những giải pháp tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn lao động, thúc đẩy quá trình chuyển dịch lao động theo hướng tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Tuy nhiên, người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải đối mặt với nhiều rủi ro. |
Nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ cho phụ nữ và trẻ em di cư an toàn Hơn 80 đại biểu là lãnh đạo nam giới đến từ các bộ, ban ngành, các tổ chức cung cấp dịch vụ đã cùng thảo luận, chia sẻ sáng kiến, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ đảm bảo tôn trọng và an toàn trong suốt quá trình hỗ trợ phụ nữ và trẻ em di cư và bị mua bán trở về. |
Các nghiên cứu của CARE cho thấy hai loại công việc chăm sóc không được trả lương chiếm nhiều thời gian nhất của phụ nữ bao gồm: chăm sóc trực tiếp như chăm sóc trẻ em, người già, người bệnh, người khuyết tật và chăm sóc gián tiếp như nấu ăn, dọn dẹp, kiếm củi. Khoảng 20% phụ nữ nghèo được khảo sát tại Hà Giang, Lai Châu cho biết gánh nặng chăm sóc và nội trợ không được trả công là một trong những nguyên nhân khiến họ khó có cơ hội tìm hoặc thay đổi công việc để có mức thu nhập tốt hơn.
Chị Giàng Thị Liêm (27 tuổi, trú tại xã Thèn Sin, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) cho biết chị có hai con trai, cháu bé mới 22 tháng tuổi. Thu nhập chính của gia đình chị là từ trồng chè, chăn nuôi lợn và vận hành cửa hàng bảo dưỡng xe máy nhỏ. Phần lớn thời gian chị Liêm làm ruộng, chăm sóc con cái và công việc nhà.
Nhiều phụ nữ khác ở Hà Giang, Lai Châu cũng có hoàn cảnh tương tự chị Giàng Thị Liêm. Theo nghiên cứu của CARE, trung bình một ngày, một người phụ nữ dân tộc thiểu số phải dành khoảng 40 phút cho hoạt động đi lấy củi. Phụ nữ nhóm dân tộc Lào, Lự, Kháng phải dành hơn 1 tiếng/ ngày cho hoạt động động này, nhóm phụ nữ Thái, Nùng, Mường, H’Mông và Giáy mất khoảng 50 phút/ngày, phụ nữ Pà Thẻn dành khoảng 42 phút/ ngày. Nhóm phụ nữ người Dao, Tày, Khơ Mú dành ít thời gian nhất, chỉ khoảng 15-18/ phút ngày cho hoạt động đi lấy củi, chưa tính đến thời gian dành cho các công việc không tên khác trong gia đình.
“Tôi phải vào rừng kiếm củi hàng ngày vì tôi chỉ có thể gùi được 1 bó củi khoảng 20kg để nấu 3 bữa ăn trong ngày. Tôi sẽ cần gấp đôi lượng củi vào những ngày tôi phải nấu ăn cho gia súc”, chị TLN ở Xuân Hòa, Hà Giang cho biết.
Nhờ có chiếc máy cắt, chị Liêm chỉ cần 5 phút để thái thân cây thay vì phải mất 45-60 phút như trước. |
Để giải quyết gánh nặng của công việc chăm sóc không được trả lương, tạo cơ hội tham gia công bằng và hiệu quả vào thị trường lao động của phụ nữ dân tộc thiểu số được phát triển theo khuôn khổ 3R – Công nhận, Giảm thiểu và Phân phối lại, tổ chức CARE Quốc tế hỗ trợ tại Việt Nam và các đối tác đã hỗ trợ triển khai dự án tại 3 xã gồm Bình Lư, Thèn Sin, Bản Bo ở Tam Đường (Lai Châu) và 6 xã ở Tiên Nguyên (Hà Giang).
Theo đó, chú trọng nâng cấp cơ sở vật chất trường học để tạo điều kiện mở và vận hành các lớp cho trẻ từ 18-24 tháng tuổi, cung cấp máy móc hỗ trợ chế biến thực phẩm cho trồng trọt và phát triển sinh kế. Đến cuối tháng 12 năm 2022, hơn 1070 hộ gia đình ở Hà Giang và Lai Châu đã được hỗ trợ máy thái rau cỏ để giúp họ tiết kiệm thời gian trong việc chuẩn bị thức ăn cho vật nuôi. Đồng thời hỗ trợ cải tạo 15 trường/ điểm trường mầm non để trẻ em được chăm sóc bán trú.
“Trước đây Thèn Sin chưa mở được lớp cho các cháu nhỏ dưới 24 tháng tuổi, nay với sự hỗ trợ của tổ chức CARE, xã đã có lớp cho các cháu. Chúng tôi còn được hỗ trợ máy thái rau cỏ, nhờ đó tiết kiệm được thời gian chăm sóc con cái, chuẩn bị thức ăn cho vật nuôi. Tôi có cơ hội tìm kiếm một công việc được trả lương để cải thiện thu nhập”, chị Liêm chia sẻ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời chất vấn về cải cách tiền lương, giải pháp khắc phục tình trạng công chức nghỉ việc Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có văn bản trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về thực hiện lộ trình cải cách tiền lương; giải pháp khắc phục tình trạng cán bộ nghỉ viêc |
Nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo Để làm tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, ngành Tòa án trong cả nước cần rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Quy định chặt chẽ trình tự, thủ tục, điều kiện chấm dứt việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tố tụng tại Tòa án, nhất là đối với khiếu nại giám đốc thẩm, tái thẩm. |