Tin tức - sự kiện

Gần 50 công ty, doanh nghiệp Việt - Mỹ tham gia tọa đàm thúc đẩy hợp tác lĩnh vực nông nghiệp, nông sản

2024-12-20 19:37:59
Việt Nam đồng hành cùng các doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam trong thời gian dịch bệnh
Doanh nghiệp kiều bào tặng 27 tấn lương thực, nông sản và 10.000 khẩu trang cho TP.HCM
Cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius ra mắt sách về tiến trình hòa giải giữa Mỹ và Việt Nam
Toạ đàm trực tuyến với chủ đề:“Giao lưu Việt - Mỹ: Những cơ hội hợp tác trên lĩnh vực nông nghiệp và kinh doanh nông sản” diễn ra vào sáng 09/09/2021. (Ảnh: Thuý Hằng - VNT)

Buổi tọa đàm diễn ra tại trụ sở Liên hiệp Hữu nghị kết nối trực tuyến với đại diện các cơ quan ban ngành hữu quan của hai nước Việt Nam, Hoa Kỳ, gồm: đại diện các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Tham tán Thương vụ Sứ quán Việt Nam tại Mỹ và một số tổ chức xã hội nghề nghiệp.

Về phía Mỹ có: đại diện Phòng Nông vụ Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội; đại diện Phòng Thương mại Mỹ (AMCHAM) và Hội đồng Kinh doanh Mỹ-ASEAN (USABC) tại Việt Nam; Tổ chức tư vấn Runckel & Associates (bang Oregon); Công Ty FDA Imports (bang Maryland) chuyên tư vấn cho Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ-FDA; Trung tâm các vấn đề nông nghiệp, Đại học California; Công ty tư vấn nguồn lực Việt (Vietnam Resource Group); đại diện một số hiệp hội nghề nghiệp ở Mỹ có thế mạnh về nông nghiệp.

Buổi tọa đàm còn có sự tham gia của gần 100 đại biểu đến từ 35 công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã của Việt Nam và hơn 10 doanh nghiệp Mỹ hoạt động trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, chế biến và kinh doanh các mặt hàng nông, thủy, hải sản xuất khẩu.

Ảnh: Thuý Hằng - VNT

Chương trình Tọa đàm gồm 02 phiên, bao gồm phiên giới thiệu chung về thành tựu, kết quả, tiềm năng, triển vọng hợp tác nông nghiệp Mỹ-Việt và phiên trao đổi, giao lưu trực tuyến giữa các công ty Mỹ và Việt Nam có hàng xuất khẩu sang thị trường của nhau.

Trong phiên họp đầu tiên vào sáng ngày 09/09/2021, khai mạc buổi tọa đàm, đại sứ Nguyễn Tâm Chiến – Chủ tịch Hội Việt - Mỹ nhấn mạnh: hiện nay, đại dịch đang gây ra nhiều khó khăn cho người dân và doanh nghiệp hai nước. Mỹ vẫn là một trong các quốc gia nhập khẩu nhiều nhất nông sản nhiệt đới – 1 trong các thế mạnh của Việt Nam và Việt Nam cũng nhập khẩu ngày càng nhiều nông sản của Mỹ. Hợp tác và giao thương nông sản là minh chứng cho tính bổ sung lẫn nhau của hai nền kinh tế, là lĩnh vực cả Việt Nam và Hoa Kỳ có nhu cầu và tiềm năng phát triển lớn. Kim ngạch nông sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong nền kinh tế 2 nước Chỉ trong hai tháng đầu năm 2021, Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam, với mức tăng trưởng gần 60% so với năm 2020.

Đại sứ Nguyễn Tâm Chiến – Chủ tịch Hội Việt - Mỹ. Ảnh: Tuấn Việt

Đại sứ cũng cho biết: Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã nhấn mạnh hợp tác kinh tế đang là một trong những ưu tiên trong chính sách của Mỹ đối với Việt Nam. Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam và là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Việc tăng cường hợp tác kinh tế với Việt Nam là rất quan trọng đối với chiến lược đa dạng hóa chuỗi cung ứng cho nền kinh tế Mỹ trong bối cảnh đại dịch Covid-19 khiến cho các chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, các doanh nghiệp Mỹ gặp khó khăn trong sản xuất và xuất nhập khẩu. Phó Tổng thống Mỹ cam kết giúp Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế thương mại kỹ thuật số, ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao trong nông nghiệp; hoan nghênh Việt Nam tham gia Sáng kiến cải tiến nông nghiệp vì khí hậu, áp dụng nông nghiệp thông minh để đối phó với biến đổi khí hậu và sử dụng năng lượng sạch..

Đại sứ cũng cho rằng với sáng kiến về diễn đàn trực tuyến hôm nay, phía Việt Nam mong muốn sáng tạo thêm một kênh giao lưu dân gian - là nơi các doanh nghiệp Hoa Kỳ và Việt Nam có mặt tham gia tại buổi tọa đàm này bao gồm cả các công ty vừa và nhỏ có thể kết nối, trao đổi thông tin, tìm hiểu nhu cầu thị trường, gặp gỡ đối tác, xúc tiến thương mại, chia sẻ kinh nghiệm, tiếp cận thị trường của nhau, thúc đẩy giao lưu và buôn bánh hai chiều.

Đại sứ bày tỏ hy vọng kênh hợp tác giao lưu nhân dân này sẽ là phương thức mới hiệu quả phát triển quan hệ đối tác trong giai đoạn khó khăn hiện nay và giai đoạn bình thường mới.

Tại tọa đàm, các đại biểu đã chia sẻ và trao đổi các kinh nghiệm, quan điểm và ý tưởng của mình đóng góp vào việc thúc đẩy hoạt động hợp tác nông sản hơn nữa của hai bên. Các đại biểu đến từ Hoa Kỳ gồm ông Chris Junkle - nguyên Phó Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, Chủ tịch tổ chức Runckel & Associates, Cố vấn Công ty tư vấn Nguồn lực Việt (VRG); ông Benjamin L.England – Nhà sáng lập và Chủ Tịch Công ty FDA Imports; ông Bob Bauer - Chủ tịch Hội thực phẩm bang New Jersy - Chủ tịch Hiệp hội ngành thực phẩm Hoa Kỳ, ông William Mathews – chuyên gia Đại học Nông nghiệp California, ông Aeron Magenheim – Chủ tịch công ty AgTech Insight, chuyên gia công nghệ ngành nông nghiệp Mỹ, đã chia sẻ các kiến thức, kinh nghiệm của mình nhằm giúp doanh nghiệp hai nước tăng cường hiểu biết lẫn nhau để cùng tìm ra các hướng đi thúc đẩy việc giao thương nông lâm nghiệp hơn nữa.

Đặc biệt, các đại diện đến từ Hoa Kỳ đã có những chia sẻ về các cách giải quyết khi làm thủ tục xuất khẩu sang Mỹ, các vấn đề bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm theo yêu cầu của Hoa Kỳ hay việc áp dụng công nghệ trong nông nghiệp hiện nay cũng rất cấp thiết như: công nghệ bảo quản sau thu hoạch, công nghệ chế biến, sản xuất các sản phẩm chất lượng cao xuất khẩu các nước thứ ba.

Ông Benjamin L.England – Nhà sáng lập và Chủ Tịch Công ty FDA Imports trao đổi thông tin tại tọa đàm.

Các đại biểu cũng nhấn mạnh rằng Việt Nam hiện nay là một trong 10 đối tác lớn của Hoa Kỳ và là nước xuất khẩu lớn nhất vào Hoa Kỳ. Việt Nam cũng là thị trường lớn thứ 6 và người mua lớn nhất thứ 2 của Hoa Kỳ với các sản phẩm nguyên liệu thô, bất chấp các khó khăn của đại dịch, dự kiến kim ngạch của hai nước có thể đạt tới 100 tỉ USD năm 2021. Mặc dù năm qua kinh tế không tăng trưởng như 2 nước mong muốn và Covid gây đứt gãy các chuỗi cung ứng nhưng các nhà đầu tư Hoa Kỳ tiếp tục đầu tư vào Việt Nam, đạt tăng trưởng 2,9%. Các đại diện của Hoa Kỳ cho rằng năm 2021 vẫn được coi là năm thành công cho hợp tác kinh tế của 2 đất nước.

Các đại biểu phía Việt Nam nhấn mạnh vào tầm quan trọng của thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ, đồng thời chỉ rõ: tất cả các nhóm sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ và sản phẩm từ Mỹ xuất sang Việt Nam đều không có cạnh tranh trực tiếp mà có sự bổ trợ cho cả hai bên. Ví dụ với sản phẩm gỗ, Việt Nam nhập nguyên liệu từ Hoa Kỳ để sản xuất các sản phẩm đã được chế biến, hay các sản phẩm như hạt điều, cà phê Việt Nam xuất khẩu các nguyên liệu đã sơ chế sang Hoa Kỳ để doanh nghiệp nước bạn chế biến các công đoạn tiếp theo…để đáp ứng các nhu cầu của hai bên.

Các đại biểu của Việt Nam cũng nêu các định hướng và khả quan trong việc giao thương hợp tác sản phẩm nông lâm nghiệp của hai nước và cho biết chính phủ cho phép xây dựng đề án thí điểm thành lập hệ thống tham tán thương mại riêng cho nông nghiệp, là cơ quan đầu mối giải quyết các khó khăn vướng mắc cho ngành nông nghiệp. Đó là một bước tiến giúp thúc đẩy hợp tác giao thương sản phẩm nông sản của hai quốc gia, qua đó mỗi đơn vị và doanh nghiệp cũng cần nỗ lực nắm bắt cơ hội phát triển này để tìm ra hướng đi và chỗ đứng vững chắc tại thị trường Mỹ.

Bên cạnh vấn đề chung, một số doanh nghiệp đặc biệt quan tâm tới phần trình bày của doanh nhân Việt kiều Dr Uyen Nguyen chia sẻ về những đóng góp thiết thực của ông khi tham gia thúc đẩy giao thương và hợp tác sản phẩm nông nghiệp trong sáng kiến mời Việt kiều tham gia làm xã viên trong các HTX nông lâm nghiệp tại Việt Nam.

Phiên họp thứ 2 diễn ra vào sáng 10/9/2021 với giao lưu trực tuyến, chia sẻ và trao đổi chuyên sâu, chi tiết giữa các công ty Mỹ và Việt Nam có hàng nông sản xuất khẩu.

Ban Tổ chức hy vọng thông qua diễn đàn này sẽ tăng cường kết nối, giao lưu doanh nghiệp hai nước, thúc đẩy hợp tác trên lĩnh vực nông nghiệp và kinh doanh hàng hóa nông, thủy hải sản là những lĩnh vực Việt Nam có tiềm năng và thế mạnh nhưng đang gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh đại dịch Covid 19, qua đó góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại nói riêng và quan hệ “Đối tác toàn diện” Việt-Mỹ nói chung.

Thủ tướng lắng nghe, chia sẻ, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp
Sáng 8/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với các doanh nhân, đại diện doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp và bộ, ngành, địa phương để lắng nghe, chia sẻ, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp tư nhân sản xuất, kinh doanh giữa đại dịch COVID-19
Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân kiến nghị Chính phủ các giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
Sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Hoa Kỳ mở rộng đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam
Đây là nội dung được Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh tại Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Hoa Kỳ được tổ chức trực tuyến diễn ra vào ngày 14/7 mới đây.
Top