Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Cuba tiếp tục làm “cầu nối” cho quan hệ nhân dân hai nước |
Thêm một nhịp cầu hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản |
Triển lãm là hoạt động ý nghĩa nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (1973-2023) và 118 năm khởi phát phong trào Đông Du (1905-2023).
Tại triển lãm, công chúng đã được chiêm ngưỡng bộ tư liệu quý với 67 hình ảnh xoay quanh chủ đề “Tình bạn giữa chí sĩ Phan Bội Châu - bác sĩ Asaba Sakitaro và quan hệ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản”.
Phần thuyết minh của các bức ảnh trưng bày được viết bằng tiếng Việt và tiếng Nhật. Với chủ đề về Phong trào Đông Du, các bức ảnh ghi lại thời gian cụ Phan Bội Châu hoạt động cách mạng tại Nhật Bản cùng những sự kiện gắn bó tình cảm hữu nghị giữa cụ và người bạn bác sĩ Asaba Sakitaro.
Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm chuyên đề (Ảnh: báo Tổ Quốc). |
Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Đức Lộc, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên - Huế cho biết: “Sự kiện là hoạt động tưởng nhớ, tri ân Phan Bội Châu - nhà chí sĩ yêu nước đã dành cả cuộc đời cho sự nghiệp đấu tranh chống thực dân Pháp, giải phóng dân tộc Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX".
Theo ông Lộc, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên - Huế sẽ tiếp tục nghiên cứu, xây dựng kế hoạch trùng tu, tôn tạo Khu Di tích lưu niệm danh nhân Phan Bội Châu, đồng thời phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản. Triển lãm mở cửa, phục vụ khách tham quan đến ngày 20/7/2023.
Một số hình ảnh tại triển lãm:
Đại biểu cùng người dân, du khách tham quan tại triển lãm (Ảnh: báo Tổ Quốc). |
Nhiều bạn trẻ tham quan thể hiện sự thích thú với triển lãm "Tình bạn giữa chí sĩ Phan Bội Châu - bác sĩ Asaba Sakitaro và mối quan hệ hữu nghị Việt Nam- Nhật Bản" (Ảnh: báo Văn hóa). |
Một góc không gian triển lãm (Ảnh: báo Thừa Thiên - Huế). |
Asaba Sakitaro là nhân sĩ có nhiều đóng góp cho phong trào Đông Du Theo tư liệu lịch sử, năm 1907 phong trào Đông Du (phong trào đưa những thanh niên Việt Nam ưu tú sang Nhật học hành, chuẩn bị nhân tài cho đất nước) phải dừng lại do ảnh hưởng bởi Hiệp ước Pháp - Nhật yêu cầu lưu học sinh Việt Nam rời khỏi Nhật Bản. Trước tình thế cấp bách đòi hỏi một khoản tiền lớn, bác sĩ Asaba đã gửi Phan Bội Châu 1.700 Yên Nhật cùng với lời nhắn nhủ: “Nhặt nhạnh trong nhà chỉ còn có thế, tạm thời gửi trước. Lần sau nếu cần, đừng ngại, cứ lên tiếng. Tôi sẽ làm những gì có thể làm được". Số tiền đã góp phần cưu mang nhiều lưu học sinh trong cơn nguy khó lúc bấy giờ. Ngày 8/3/1909, Phan Bội Châu đến chào tạm biệt bác sĩ Asaba trước khi rời Nhật Bản. Đây cũng lần gặp gỡ cuối cùng của hai người. Ngày 25/9/1910, bác sĩ Asaba qua đời do bệnh lao phổi. Năm 1918, Phan Bội Châu trở lại Nhật Bản. Biết tin người bạn thân đã mất, với tất cả số tiền trong túi lúc bấy giờ là 120 Yên Nhật, ông cùng người dân làng Asaba đã xây một tấm bia tưởng niệm bác sĩ Asaba. Tình bằng hữu giữa chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu và bác sĩ Asaba Sakitaro đã trở thành một trong những biểu tượng đẹp của tình hữu nghị Việt - Nhật và được dựng thành phim Người cộng sự, chiếu trên đài truyền hình Việt Nam và Nhật Bản vào năm 2013. |
Hà Nội: Tiếp nhận 110 cây hoa anh đào từ vùng Chukyo (Nhật Bản) Chiều 16/3, tại Công viên Hòa Bình (Hà Nội), Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam TP Hà Nội phối hợp với Sở xây dựng Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản Hà Nội đã tổ chức Lễ tiếp nhận và trồng cây hoa anh đào do Hội hữu nghị Nhật - Việt khu vực Chukyo (Nhật Bản) trao tặng với kỳ vọng sẽ trở thành cầu nối gắn kết trái tim người dân hai nước. |
Thêm một nhịp cầu hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản Ngày 1/7, tại thành phố Đà Nẵng, cầu vượt đi bộ bắc ngang qua đường Nguyễn Tất Thành do Tập đoàn Mikazuki (Nhật Bản) trao tặng cho Đà Nẵng được khánh thành. Cây cầu góp phần cụ thể hóa hơn nữa tình hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản bền chặt. |