Từ chối thanh toán tiền làm móng vì gặp phải nhân viên không có tâm, nữ khách hàng nhận cái kết đắng Thế vận hội tranh tài của những thợ làm móng khắp nơi trên thế giới Khách vừa đưa bàn tay ra nhờ sơn, thợ làm móng tay lập tức bảo khách đến bệnh viện ngay |
Nữ diễn viên, nhà nhân đạo Tippi Hedren (áo dài vàng, đứng giữa hàng cao nhất) và 20 phụ nữ Việt được cấp chứng nhận thợ làm móng đầu tiên tại Mỹ năm 1975. Ảnh: Hope Village |
Phim tài liệu "Nailed It" được công chiếu trên hai kênh truyền hình Mỹ là World Channel và PBS vào hôm 7/5, do nhà làm phim gốc Việt Adele Free Pham sản xuất.
Ở mỗi thành phố, mỗi bang, mỗi trung tâm thương mại trên khắp nước Mỹ, các khách hàng đều có thể dễ dàng tìm thấy những tiệm làm móng của người Việt. Tuy nhiên, họ đã gây dựng, phát triển và chiếm lĩnh ngành công nghiệp trị giá tới 8 tỷ USD này như thế nào? Câu hỏi này được Pham lý giải trong "Nailed It" qua những tư liệu lịch sử mà cô thu thập được, cuộc phỏng vấn với những người trong ngành làm móng và mối liên hệ với gia đình gốc Việt của cô.
Khởi nguồn từ cuộc gặp gỡ với nữ diễn viên, nhà nhân đạo nổi tiếng Tippi Hedren năm 1975, 20 phụ nữ người Việt trở thành nhóm thợ làm móng chuyên nghiệp đầu tiên tại Mỹ. Bà Hedren đã đưa thợ làm móng riêng của mình đến trại tị nạn để dạy cho nhóm phụ nữ trên các kỹ nghệ và hướng dẫn họ mở các tiệm nail. Xuất phát từ một công việc đơn thuần để nuôi sống gia đình, họ không ngờ sau này đây là khởi nguồn cho một hiện tượng văn hóa và một ngành công nghiệp lớn của cộng đồng người Việt tại Mỹ.
"Các tiệm nail đã mang lại cho cộng đồng người Việt một con đường để theo đuổi giấc mơ Mỹ và sự độc lập về tài chính", kênh World Channel giới thiệu. "Đổi lại, các salon cũng mang đến một không gian thư giãn và niềm vui với mức giá phải chăng cho mọi người từ những hoàn cảnh kinh tế và xã hội khác nhau".
Bên cạnh những thành tựu phát triển của ngành công nghiệp làm móng, "Nailed It" còn đề cập đến những nguy cơ mà các thợ nail phải đối mặt như bị nhiễm độc, khó thở hay ung thư.
Tiệm nail của người Việt tại Mỹ. Ảnh: Nail It |
Thông qua việc sản xuất "Nailed It", Free Pham cũng có cơ hội tìm hiểu về lịch sử và văn hóa của cộng đồng mà cô đang mang trong mình một phần dòng máu. Theo quan sát của Pham, tất cả tiệm nail xung quanh nơi cô sống tại thành phố Portland, bang Oregon, đều do người Việt làm chủ.
"Tôi luôn tự hỏi tại sao lại có nhiều người Việt Nam làm việc trong ngành nail như thế, đến mức cha tôi, một người Việt đến Mỹ tị nạn năm 1975 muốn tôi gia nhập ngành nail để kiếm thêm thu nhập vào thời gian rảnh sau khi tôi tốt nghiệp trung học, nhưng cũng có thể là ông ấy muốn gìn giữ bản chất Việt Nam trong tôi".
Pham cho hay cô đã nhận được nhiều sự ủng hộ dành cho "Nailed It", những email cảm động từ mọi người trên khắp nước Mỹ. Tuy nhiên, với Pham, xúc động nhất vẫn là chia sẻ từ những người thợ làm móng. Dù không xuất hiện trong bộ phim, họ cảm thấy vui khi câu chuyện của mình được cô tái hiện.
"Nailed It" sẽ được phát sóng trực tuyến miễn phí đến ngày 6/7 trên World Channel.
Nhiều người Việt ở Australia bị nhóm côn đồ gốc Phi tấn công Đại sứ quán Việt Nam ở Australia đang tích cực hỗ trợ bảo đảm an toàn cho người Việt trước sự tấn công của các ... |
Từ tháng 7, người Việt tại Hàn Quốc sẽ phải đóng BHYT cao gấp 7 lần Theo luật sửa đổi của Hàn Quốc, bắt đầu từ 16/7, tất cả người nước ngoài đang sinh sống tại Hàn Quốc, bao gồm cả ... |
Chi gần 700.000 đồng đi làm móng, cô gái nhận về cái kết phát khóc Nhiều người sau khi đọc được câu chuyện của 2 mẹ con người Singapore đều cho rằng bộ móng mà cô con gái nhận được ... |