Những quốc gia sẽ trở thành "vương quốc người già" |
Hà Nội lập danh sách chi lương hưu, trợ cấp xã hội thành hai đợt |
Theo dự thảo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất điều chỉnh mức chuẩn trợ giúp xã hội từ 360.000 đồng/tháng lên 500.000 đồng/tháng, tăng 38,9%. Mức tăng này được đánh giá là cao nhất từ trước tới nay và sẽ đáp ứng bằng 1/3 chuẩn nghèo khu vực nông thôn, bằng 1/4 chuẩn nghèo khu vực thành thị giai đoạn 20212025. Thời gian áp dụng từ 1/7/2024.
Nhân viên bưu điện phụ trách chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng trên cả nước. (Ảnh minh họa) |
Với mức tăng trên, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội dự tính ngân sách nhà nước cần bố trí thêm khoảng 4.700 tỷ đồng trong 6 tháng cuối năm, để thực hiện trợ cấp xã hội hằng tháng cho khoảng 3,356 triệu đối tượng bảo trợ xã hội, và 349.000 đối tượng hưởng hỗ trợ kinh phí chăm sóc.
Thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, hiện cả nước có khoảng 3,356 triệu người (chiếm khoảng 3,356% dân số) đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng. Trong đó 1,4 triệu người hưởng trợ cấp người cao tuổi, 1,6 triệu người hưởng chế độ trợ cấp đối với người khuyết tật, 21.000 trẻ em mất nguồn nuôi dưỡng, 146.000 trẻ em dưới 3 tuổi, 84.000 người đơn thân nuôi con dưới 16 tuổi.
Ngoài ra, còn có hơn 349.000 hộ gia đình đang chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng và đối tượng bảo trợ xã hội.
Hàng năm, ngân sách nhà nước đã bố trí hơn 27.000 tỉ đồng để thực hiện chính sách trợ cấp xã hội và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng bảo trợ xã hội. Tuy nhiên, thực tế cho thấy mức chuẩn trợ cấp xã hội tăng chậm so với quá trình cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, lương hưu, giảm nghèo và trợ cấp đối với người có công với cách mạng. Thậm chí mức chi hiện nay rất thấp so với mức sống tối thiểu của người dân, chỉ bằng 24% chuẩn nghèo khu vực nông thôn giai đoạn 2021-2025 (chuẩn nghèo khu vực nông thôn là 1,5 triệu đồng). Do đó, việc điều chỉnh mức chuẩn trợ cấp xã hội để bảo đảm đời sống cho đối tượng bảo trợ xã hội là cần thiết.
Theo Nghị định 20/2021 của Chính phủ, hiện có 8 nhóm đối tượng bảo trợ xã hội đang được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng như: Trẻ em dưới 16 tuổi bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi, mồ côi cả cha và mẹ; trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo. Các đối tượng khác là người cao tuổi thuộc thuộc diện hộ nghèo, người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn. Người từ đủ 80 tuổi trở lên không không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng; người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng... |
Từ 1/7, tăng trợ cấp xã hội đối với 3 nhóm trẻ em |
Những đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng |