TƯ LIỆU ĐỊA PHƯƠNG

5 mục tiêu phát triển thanh niên của ngành giáo dục

2024-12-21 13:45:37

Bộ GD&ĐT yêu cầu các đơn vị phải bám sát nội dung của Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011-2020 nhằm thực hiện tốt các mục tiêu và nhiệm vụ/giải pháp cụ thể trong Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn II (2016-2020) của Thủ tướng Chính phủ theo phân công; nâng cao hiệu quả công tác phối hợp hoạt động của các đơn vị thuộc Bộ trong việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011-2020.

Kế hoạch của Bộ GD&ĐT bao gồm: Giáo dục học sinh, học viên, sinh viên về lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa; ý thức tuân thủ pháp luật, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.

Nâng cao trình độ văn hóa, ngoại ngữ và tin học, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho học sinh, học viên, sinh viên.

Đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bố trí, sử dụng tài năng trẻ, hình thành đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý trẻ giỏi trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội và các tổ chức kinh tế.

Ngành giáo dục có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bố trí, sử dụng tài năng trẻ. Ảnh minh họa.


Giáo dục nghề nghiệp và kỹ năng nghề nghiệp, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho thanh niên.

Nâng cao sức khỏe, thể lực, tầm vóc, kỹ năng sống cho học sinh, học viên, sinh viên.

Theo đó, Bộ GD&ĐT đã đặt ra một số chỉ tiêu đến năm 2020: 100% học sinh, sinh viên được tuyên truyền, học tập nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ trung học phổ thông và tương đương. 80% thanh niên ở vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn đạt trình độ trung học cơ sở. 100% sinh viên đại học, sinh viên sư phạm được triển khai chương trình đào tạo tăng cường môn ngoại ngữ.

100% các trường đại học, cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm triển khai công tác hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp.

Có ít nhất 90% sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm được tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, được trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp trước khi tốt nghiệp. Mỗi cơ sở giáo dục đại học có ít nhất 2 ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên được hỗ trợ đầu tư từ nguồn kinh phí phù hợp hoặc kết nối với các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư mạo hiểm

Có ít nhất 70% học sinh, học viên, sinh viên được trang bị kiến thức về kỹ năng sống, bình đẳng giới và phòng chống bạo lực giới.

Theo Báo Chính phủ

Top