Tứ đại mỹ nam Trung Hoa: Tài hoa bạc mệnh

2025-01-17 20:38:19
Những trường hợp "Một nhà có ba nhân tài" trong văn học và lịch sử Trung Quốc
Người Trung Quốc vốn rất xem trọng giáo dục, ở Trung Quốc cổ đại, một nhà có ba nhân tài đã được người đời xem như một niềm vinh dự đặc biệt. Dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những trường hợp này trong lịch sử Trung Quốc.
Hai chú mèo được hoàng đế "sủng ái" nhất lịch sử phong kiến Trung Quốc
Hoàng đế thứ 12 của triều Minh là Minh Thế Tông rất yêu hai chú mèo Tuyết Mi và Sư Mao. Cả ngày ông gắn bó với hai chú mèo như hình với bóng, bỏ mặc chuyện triều chính và hậu cung.
Tứ đại mỹ nam. (Ảnh: Baidu)

“Hoa vương cổ đại” Phan An

Phan An tên thật là Phan Nhạc, tự An Nhân, người Trung Mưu, Huỳnh Dương. Ông sống vào thời Tây Tấn, nổi tiếng với ngoại hình xuất chúng. Cổ nhân cũng phong tặng cho ông danh hiệu “đệ nhất mỹ nam”. Sau này, người ta dùng câu thành ngữ “mạo tựa Phan An” (dung mạo giống như Phan An) để khen ngợi những người đàn ông có dung mạo tuấn tú. Ngoài nhan sắc, Phan An còn nổi danh là một nhà văn.

“Hoa vương cổ đại” Phan An. (Ảnh: Baidu)

Vẻ đẹp cùng tài hoa cũng chính là tai họa của Phan An. Ông vướng vào vòng xoay tranh đoạt vương quyền khi bị Hoàng hậu Giả Nam Phong lợi dụng. Cuối cùng, ông bị xử tội tru di tam tộc, kết thúc cuộc đời trong nuối tiếc.

“Quỷ tướng quân” Lan Lăng Vương

Lan Lăng Vương là một tướng lĩnh, hoàng thân triều Bắc Tề, nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Ông tên thật là Cao Túc, tự Trường Cung, vương hiệu Lan Lăng. Sinh ra trong gia đình có truyền thống trượng võ, mưu dũng lại có gương mặt đẹp như nữ tử, môi hồng răng trắng không hợp chiến trường nên Lan Lăng Vương luôn đeo mặt nạ quỷ khi ra trận. Vì vậy ông được dân gian gọi là “Quỷ tướng quân”. Đẹp trai, tài giỏi, dòng dõi trâm anh thế phiệt, Lan Lăng Vương thời ấy đã có cho mình một lượng “fan hâm mộ” hùng hậu trải khắp đất nước.

“Quỷ tướng quân” Lan Lăng Vương. (Ảnh: Baidu)

Tuy nhiên, “tài hoa bạc mệnh”, vì bị Hoàng đế Cao Vỹ nghi ngờ là có ý tạo phản, tướng quân mặt quỷ đã bị xử tử khi mới ngoài ba mươi tuổi, kết cục bi thảm không kém Phan An.

“Ngọc nhân” Vệ Vương Giới

Vệ Vương Giới tự Thúc Bảo, người huyện An Ấp, quận Hà Đông, là danh sĩ sống cuối thời Tây Tấn. Vệ Vương Giới từ nhỏ đã có ngoại hình nổi bật hơn người, được ngợi ca là “ngọc nhân” - tức người đẹp như châu ngọc. Danh vọng của ông trong giới Thanh đàm cũng rất cao, được học sĩ đương thời xếp ngang hàng với Nhạc Quảng, Vương Đôn (công thần giúp dựng nhà Đông Tấn).

“Ngọc nhân” Vệ Vương Giới. (Ảnh: Baidu)

Tuy nhiên, Vệ Vương Giới bị chính vẻ đẹp của mình dồn vào chỗ chết. Tương truyền, trong một lần đi du ngoạn, Vệ Vương Giới bị đi theo “rình rập” bởi nhiều cô gái, dẫn đến ăn ngủ không yên, sinh bệnh nặng mà qua đời.

Tống Ngọc

Tống Ngọc là một danh sĩ nước Sở, nổi tiếng với tài ăn nói cùng tài văn thơ. Tương truyền, Tống Ngọc có gia cảnh nghèo khó nhưng tướng mạo lại vô cùng long lanh, người đời ngợi ca là ngàn năm hiếm gặp. Hơn cả ngoại hình tuấn tú của mình, ông được nhắc đến nhiều bởi tài văn thơ. Ông được cho là người đầu tiên viết về nghề kỹ nữ với tác phẩm “Cửu biện” tiêu biểu, có thể so sánh với “Li tao” của Khuất Nguyên trên văn đàn.

Tống Ngọc. (Ảnh: Baidu)

Tuy vậy, cuộc đời Tống Ngọc lại không được đắc ý khi ông không có duyên với chốn quan trường, cuối đời ông sống cuộc đời ở nông thôn, ôm niềm tiếc nuối “bất thành danh” đến khi qua đời.

Mai Thuỳ ( Lược dịch từ Baidu)

Giới thiệu, quảng bá văn hóa, du lịch Đài Loan (Trung Quốc) tại Hà Nội
Từ 19/11-20/11, tại Hà Nội, Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam đã tổ chức chương trình giới thiệu, quảng bá văn hóa, du lịch Đài Loan (Trung Quốc).
9 đầu bếp nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc
Trong lịch sử Trung Quốc có nhiều đầu bếp tài nghệ cao siêu. Danh sách 9 đầu bếp nối tiếng sau đây sẽ minh chứng cho bạn đọc điều này.

Nguồn bài viết : Nhận định bóng đá

Top