Cảnh báo tình trạng khủng hoảng an ninh lương thực ở nhiều quốc gia

2025-01-17 20:38:20
Mối đe dọa hiện hữu gần nhất là khủng hoảng lương thực toàn cầu
Mỗi phút thế giới lại mất đi diện tích rừng nhiệt đới bằng 10 sân bóng đá

"Một thảm họa nối tiếp thảm họa"

Giám đốc Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) David Beasley cảnh báo, căng thẳng Nga-Ukraine đã tạo ra "một thảm họa nối tiếp thảm họa," với những tác động tồi tệ nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Theo thống kê mới nhất của WFP, số người phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực ở mức nghiêm trọng trên toàn cầu đã tăng gấp đôi so với giai đoạn trước đại dịch COVID-19, lên 276 triệu người.

Đến cuối năm 2022, dưới tác động tích tụ của các cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội và chính trị liên tục diễn ra, con số này được dự báo sẽ tăng lên 323 triệu người.

Tại báo cáo thường niên do Mạng lưới Toàn cầu chống Khủng hoảng Lương thực (GNAFC) đưa ra ngày 4/5 cho thấy khoảng 193 triệu người tại 53 quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đã trải qua tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng ở mức khủng hoảng hoặc tồi tệ hơn vào năm 2021. Con số này tăng gần 40 triệu người so với con số kỷ lục trước đó là 2020. Trong số này, hơn nửa triệu người (570.000) ở Ethiopia, miền nam Madagascar, Nam Sudan và Yemen được xếp vào giai đoạn nghiêm trọng nhất của Thảm họa mất an ninh lương thực cấp tính và cần phải có hành động khẩn cấp để ngăn chặn tình trạng lan rộng sinh kế sụp đổ, chết đói và chết chóc. Khi xem xét cùng 39 quốc gia hoặc vùng lãnh thổ được nêu trong tất cả các phiên bản của báo cáo, số người phải đối mặt với khủng hoảng hoặc tồi tệ hơn đã tăng gần gấp đôi từ năm 2016 đến năm 2021, với mức tăng không suy giảm mỗi năm kể từ năm 2018.

Các chuyên gia phân tích cho rằng việc xung đột Nga-Ukraine gây nguy hiểm cho an ninh lương thực toàn cầu.

Nạn đói liên tục tăng cao và tiếp tục hoành hành tại nhiều khu vực trên thế giới, đặc biệt là Tây Phi (Ảnh:TTXVN).

Giá lương thực lên cao nhất từ trước tới nay

Theo Bộ trưởng Hợp tác kinh tế và phát triển Đức Svenja Schulze, đại dịch COVID-19, hạn hán và cuộc chiến ở Ukraine đang đẩy giá lương thực lên cao nhất từ trước tới nay.

"Chương trình Lương thực thế giới (WFP) cho biết hơn 300 triệu người đang đối mặt với nạn đói nghiêm trọng, các dự báo liên tục tăng lên. Dự báo xấu là chúng ta có thể phải đối mặt với nạn đói nghiêm trọng nhất kể từ Thế chiến 2, với hàng triệu nạn nhân", bà Schulze nói. Theo bà Schulze, giá lương thực đã tăng 1/3 trên toàn cầu, mức cao nhất từ trước tới nay.

WFP lo ngại cuộc xung đột ở Ukraine sẽ tiếp tục làm giá lương thực leo thang, chuỗi cung ứng bị gián đoạn, sản xuất lương thực bị đình trệ và khiến nạn đói trên thế giới trở nên tồi tệ hơn. Ukraine là nước sản xuất ngũ cốc quan trọng của thế giới, chiếm đến 9% xuất khẩu lúa mì toàn cầu, 13,5% bắp và 70% sản phẩm từ hoa hướng dương.

Khu vực châu Phi và Trung Đông có thể bị ảnh hưởng nặng nhất, do phụ thuộc phần lớn vào nguồn ngũ cốc nhập khẩu với giá rẻ. Tổng cộng có khoảng 811 triệu người trên toàn thế giới có nguy cơ suy dinh dưỡng.

Trong khi đó, chuyên gia kinh tế phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới (WB), ông Aaditya Mattoo cho rằng các quốc gia áp dụng biện pháp kiểm soát xuất khẩu sẽ khiến giá lương thực toàn cầu càng gia tăng, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng lương thực ở nhiều quốc gia và ảnh hưởng lâu dài đến thương mại lương thực toàn cầu.

Hơn 300 triệu người đang đối mặt với nạn đói nghiêm trọng

50 triệu người dân châu Phi đang bị đẩy trở lại cảnh nghèo cùng cực (Ảnh: AP).

Dịch COVID-19, hạn hán và cuộc chiến ở Ukraine đang đẩy giá lương thực lên cao nhất từ trước tới nay, gây nguy cơ xảy ra nạn đói tồi tệ nhất từ Chiến tranh thế giới thứ hai.

Tại Zimbabwe, tình trạng lạm phát trong tháng 4 ở quốc gia châu Phi này đã tăng lên 96%. Với một nửa dân số có thu nhập dưới 1,9 USD/ ngày, cuộc sống của người dân vốn đã khó khăn này lại càng thêm chật vật do giá lương thực tăng. Bà Tarisai Gweje, người dân Zimbabwe, nói: "Chúng tôi từng có ba bữa một ngày, các bữa ăn đều có thịt gần như năm ngày một tuần. Nhưng gần đây, thậm chí là cả tuần chúng tôi không mua được thịt, ăn không đủ ba bữa. Cuộc sống thực sự khó khăn đối với một gia đình có mức lương cơ bản".

Gần một nửa trong số 54 quốc gia của lục địa này phụ thuộc vào lúa mì nhập khẩu từ Nga và Ukraine. Xung đột Nga - Ukraine đã làm gián đoạn hoạt động vận chuyển ở Biển Đen, "huyết mạch" chính cho ngũ cốc và các mặt hàng khác xuất khẩu từ Nga và Ukraine sang châu Phi.

Theo Liên Hợp Quốc, 50 triệu người dân châu Phi đang bị đẩy trở lại cảnh nghèo cùng cực và họ sẽ khó thoát khỏi cảnh nghèo hơn. Lạm phát toàn cầu còn kéo theo một loạt hệ quả ở châu Phi.

Ông Raymond Gilpin thuộc Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) cho biết: "Lạm phát toàn cầu đã xâm nhập vào các nền kinh tế châu Phi vì châu Phi quá phụ thuộc vào nhập khẩu lương thực, nhiên liệu, thuốc men và đồ tiêu dùng. Liệu điều này có gây ra các cuộc biểu tình bạo lực hay không vẫn chưa rõ, nhưng theo những gì lịch sử cho thấy, khả năng này khá rõ ràng".

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc, ước tính có 376 triệu người tại khu vực châu Á phải đối mặt với nạn đói vào năm 2020. Các nền kinh tế mới nổi dễ bị tổn thương nhất trước tình trạng giá lương thực tăng vì lương thực thường chiếm hơn 30% chi tiêu hộ gia đình.

Ngoài ra, các chuyên gia kinh tế lo ngại, những nước xuất khẩu lúa gạo ở Đông Á - Thái Bình Dương có thể áp dụng biện pháp kiểm soát xuất khẩu. Điều này sẽ khiến giá lương thực toàn cầu càng gia tăng, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng lương thực ở nhiều quốc gia và ảnh hưởng lâu dài đến thương mại lương thực toàn cầu.

Ngày Trái Đất 22/4: Việt Nam tiết kiệm năng lượng với mục tiêu kép
Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Thế giới nâng cao nhận thức về bom mìn

Nguồn bài viết : baccarat

Top