Ngân hàng Thế giới khuyến nghị giải pháp giải quyết mất cân bằng giới ở Việt Nam |
Việt Nam có nhiều lợi thế thu hút du khách Hàn Quốc hậu COVID-19 |
Thế giới cần có hành động nhanh chóng để có hy vọng đảo ngược cuộc khủng hoảng khí hậu sắp tới. (Nguồn: Columbia) |
Đó là cảnh báo được nêu ra trong bản nghiên cứu của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) thuộc Liên hợp quốc về cách các quốc gia có thể làm để tránh được thảm họa kép cho nhân loại. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những vấn đề về khí hậu mà thế giới đang trải qua, thực tế là “lời cảnh báo cuối cùng” cho các chính phủ về khí hậu.
Báo cáo được công bố vào ngày 4/4, là phần ba và phần cuối trong đánh giá toàn diện mới nhất của IPCC về khoa học khí hậu. Báo cáo cũng tổng hợp những nghiên cứu của hàng nghìn nhà khoa học và IPCC mất khoảng bảy năm để biên soạn nghiên cứu này.
Theo IPCC, lượng phát thải khí nhà kính phải đạt đỉnh vào năm 2025 và bắt buộc phải giảm mạnh trong thập kỷ này nhằm ngăn chặn tình trạng ấm lên toàn cầu, hạn chế nhiệt độ tăng vượt ngưỡng 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Tuy nhiên, các nhà khoa học khí hậu hàng đầu thế giới cảnh báo rằng, cơ hội là rất ít và thiếu những thay đổi cần thiết để thực hiện mục tiêu trên. Nhiệt độ sẽ tăng lên hơn 3 độ C, với hậu quả thảm khốc, trừ khi các chính sách và hành động được tăng cường khẩn cấp.
Theo nghiên cứu, thế giới cần phải thực hiện những biện pháp như sau: (i) Loại bỏ sử dụng than đá, dừng việc phát triển các cơ sở hạ tầng sử dụng nhiên liệu hóa thạch; (ii) Giảm một phần ba lượng khí thải methane; (iii) Trồng rừng và bảo tồn đất; (iv) Đầu tư cho việc chuyển đổi sang một thế giới carbon thấp; (v) Tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế toàn cầu phải thay đổi nhanh chóng và phát triển các công nghệ. Ngoài ra, lần đầu tiên trong một nghiên cứu, IPCC xem xét việc cắt giảm khí CO2 từ nhu cầu của con người. Trong đó cho thấy, những thay đổi về hành vi và văn hóa theo quy mô có thể làm giảm từ 40 đến 70% lượng khí thải so với các xu hướng gần đây.
Những hoạt động mà con người có thể làm để giảm thiểu lượng phát thải carbon là giảm lượng tiêu thụ thịt bò, cắt giảm việc đi lại bằng máy bay và sử dụng năng lượng xây dựng một cách hợp lý và tiết kiệm hơn.
Chuyến thăm Thụy Sĩ và Liên bang Nga của Chủ tịch nước thành công tốt đẹp với nhiều kết quả cụ thể |
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: ‘Chúng ta sẽ có nhiều trò giỏi khi có nhiều thầy giỏi’ |
Nguồn bài viết : Club Royale