AUKUS đẩy chi tiêu quốc phòng của Australia lên 2,5% GDP |
Hàng trăm nhà thầu lao đao sau vụ Australia hủy hợp đồng tàu ngầm với Pháp |
Tổng thống Pháp và Thủ tướng Australia tại một sự kiện ở Paris vào tháng 6/2021. Nguồn: Getty |
Theo Điện Elysee, tại cuộc điện đàm, Tổng thống Macron nhắc lại rằng, Canberra đã "phá vỡ lòng tin giữa hai nước" khi quyết định hủy bỏ thỏa thuận mua tàu ngầm chạy bằng năng lượng thông thường của Pháp để quay sang tàu ngầm hạt nhân của Mỹ.
"Giờ đây, chính phủ Australia cần đề xuất các hành động cụ thể nhằm thể hiện thiện chí trong việc xác định lại các cơ sở để hàn gắn mối quan hệ này" - Ông Macron nêu rõ.
Trong khi đó, người phát ngôn của ông Morrison mô tả cuộc điện đàm là một "cuộc thảo luận thẳng thắn".
Sáng 29/10, trong phát biểu với kênh truyền hình Today, Bộ trưởng Quốc phòng Australia Peter Dutton cho rằng, Thủ tướng Morrison đã rất muốn nhận được cuộc gọi trên và cuộc điện đàm đã mang lại "hiệu quả".
Bộ trưởng Dutton nhắc lại rằng, Australia "hiểu" sự thất vọng của Pháp, nhưng nước này đưa ra quyết định về tàu ngầm là lợi ích quốc gia và do vậy Canberra không đưa ra lời xin lỗi về điều đó.
Được biết, quan hệ ngoại giao giữa Pháp và Australia bị ảnh hưởng nghiêm trọng do tranh cãi liên quan thỏa thuận an ninh 3 bên Australia - Hoa Kỳ - Anh (AUKUS).
Thỏa thuận mới được ký kết này đã dẫn tới việc Canberra rút khỏi thỏa thuận mua tàu ngầm trị giá 66 tỷ USD ký với một công ty của Pháp từ năm 2016.
Sau diễn biến, Pháp đã triệu các đại sứ của nước này tại Australia và Hoa Kỳ về nước để phản đối, đồng thời cũng đang yêu cầu bồi thường tài chính liên quan thương vụ đổ bể này.
Đại sứ Pháp chuẩn bị trở lại Australia sau căng thẳng của thương vụ tàu ngầm |
Sau vụ đổ bể của thỏa thuận tàu ngầm, Tổng thống Pháp kêu gọi châu Âu 'ngừng ngây thơ' |
Nguồn bài viết : TP Trực Tuyến