Điện Biên và 6 tỉnh Bắc Lào tăng cương hợp tác xúc tiến thương mại biên giới |
Nhiều cách làm mới, sáng tạo đẩy mạnh tuyên truyền biển, đảo, biên giới |
Anh Ly Sovannarith (tỉnh Takeo, Campuchia) mở một cửa hàng dịch vụ cho thuê xe máy gần vùng biên giới Takeo - An Giang. Khách của anh thường là những người Việt Nam sang du lịch, hoặc tìm hiểu thị trường Campuchia. Nhờ dịch vụ cho thuê xe, cuộc sống của anh cũng trở nên khấm khá, nhà cửa khang trang. Con trai lớn anh đã vào đại học, còn con gái thì đang học cấp hai. Gia đình Ly Sovannarith có rất nhiều bạn bè là người Việt Nam. Những ngày lễ, tết của Việt Nam anh hay sang chúc Tết, ngược lại những ngày lễ tết của Campuchia bạn bè người Việt Nam cũng sang nhà anh chung vui.
Với chị Yaung Sivyeng (tỉnh Takeo, Campuchia), An Giang lại như quê hương thứ hai. Chị Sivyeng bị bệnh đau lưng. Chị thường sang Trạm xá quân dân y xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn (An Giang) để khám chữa bệnh. Tại đây, chị được các bác sĩ, y tá thăm khám nhiệt tình, cởi mở. Các bác sĩ, y tá thường xuyên dặn dò cẩn thận về việc uống thuốc để đạt hiệu quả cao.
Theo người dân địa phương, nhân dân hai bên biên giới Takeo - An Giang khá thân thiện, có mối quan hệ thân tộc, dòng tộc, thường xuyên qua lại thăm thân, buôn bán, trao đổi hàng hóa và giao lưu văn hóa. Ngoài ra, một số bà con gốc Việt ở Campuchia ở các xã giáp biên thường xuyên đến các cơ sở thờ tự ở An Giang để hành lễ, cúng viếng.
Để xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị nhằm giúp nhân dân hai nước ổn định làm ăn, sinh sống, những cụm dân cư kết nghĩa đã được thiết lập. Hiện, có 5 Cụm dân cư hai bên biên giới đã ký kết nghĩa, nội dung kết nghĩa được cụ thể hóa, sát với thực tế từng địa bàn và phù hợp với phong tục tập quán của nhân dân hai bên biên giới.
Cụ thể, các cụm dân cư kết nghĩa là: Cụm 1: Ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn với Ấp Tà Ô, xã Tà Ô, huyện Kirivong, tỉnh Takeo; Cụm 2: Ấp Vĩnh Hòa, xã Lạc Quới, huyện Tri Tôn với Ấp Xôm, xã Xôm, huyện Kirivong; Cụm 3: Ấp Tân Biên, xã An Nông, huyện Tịnh Biên với ấp Sre Khmuôn, xã Xôm, huyện Kirivong; Cụm 4: Khóm Xuân Bình, thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên với ấp Tà Rung, xã Phnôm Đen, huyện Kirivong; Cụm 5: Ấp Phú Tâm, xã An Phú, huyện Tịnh Biên với ấp Còm Nóp, xã Còm Nóp, huyện Kirivong.
Từ khi kết nghĩa, các cặp cụm dân cư kết nghĩa thường xuyên gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, hỗ trợ nhau về con giống, cây trồng, vật nuôi.
Các y, bác sỹ Bệnh xá Công an tỉnh An Giang khám bệnh cho người dân xã Phrom Đen, huyện Kirivong, tỉnh Tà Keo, vương quốc Campuchia. Ảnh: Mai Phương. |
An Giang có đường biên giới với Campuchia dài gần 100km, có 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu chính, 1 cửa khẩu phụ, với nhiều đường mòn, hệ thống sông, kênh, rạch chạy qua biên giới, rất thuận lợi cho việc qua lại hai bên biên giới. Quan hệ giữa nhân dân hai bên khu vực biên giới luôn gần gũi, gắn bó và hợp tác phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
Đại tá Nguyễn Hồng Khiêm, Phó Chỉ huy trưởng Bội đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh An Giang cho biết, thời gian qua, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh An Giang đã triển khai đồng bộ các biện pháp công tác đối ngoại, trong đó có hoạt động hữu nghị nhân dân với phía Campuchia để thắt chặt tình đoàn kết nhân dân hai bên biên giới. Từ đó, nhân dân có trách nhiệm cùng với lực lượng chức năng trong quản lý, bảo vệ biên giới, giữ gìn an ninh, trật tự và tố giác tội phạm có liên quan hai bên biên giới.
Hoạt động giao lưu VHVN-TDTT giữa cán bộ, nhân dân 02 bên biên giới. Ảnh: Chiến Khu |
Phát huy những hiệu quả tích cực đã đạt được, thời gian tới, mô hình “Kết nghĩa Cụm dân cư hai bên biên giới” sẽ được triển khai nhân rộng trên toàn tuyến biên giới tỉnh An Giang (Việt Nam) với 2 tỉnh Takeo, Kandal (Campuchia). Mô hình góp phần kết nối người dân ở các khóm, ấp hai bên biên giới, kết hợp huy động sức mạnh của các lực lượng chính là điều kiện để BĐBP An Giang thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.
Đại tá Nguyễn Hồng Khiêm cũng cho biết, thông qua các hoạt động trên, tình đoàn kết, hữu nghị giữa chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân của tỉnh An Giang với hai tỉnh Kandal và Takeo ngày càng gắn bó hơn, tạo được lòng tin, thiện chí, phối hợp tốt trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới; đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm; chống xuất, nhập cảnh trái phép... góp phần giữ vững an ninh, trật tự hai bên biên giới.
Đại tá Trần Quốc Khánh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Tỉnh An Giang cho biết: Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác đối ngoại biên phòng; vận động nhân dân thực hiện tốt công tác ngoại giao nhân dân, nhằm củng cố, phát huy mối quan hệ truyền thống tốt đẹp với chính quyền và các lực lượng vũ trang Campuchia... Nhờ làm tốt công tác đối ngoại, nhiều năm qua, Bộ đội Biên phòng Tỉnh đã phối hợp với các lực lượng bảo vệ biên giới nước Bạn tổ chức tuần tra, kiểm soát biên giới, đấu tranh có hiệu quả với hoạt động của các loại tội phạm. Hai bên đã xác định và xây dựng xong 35/46 mốc chính; phân giới được 75,828/96km đường biên giới; các vụ việc liên quan đều được hai bên phối hợp giải quyết, xử lý dứt điểm.
“Tỉnh An Giang chủ động, tích cực xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển với Campuchia, kết hợp chặt chẽ công tác đối ngoại biên phòng, ngoại giao nhân dân, trao đổi với bạn nhân rộng mô hình ký kết nghĩa cụm dân cư 2 bên biên giới”, đại diện tỉnh An Giang chia sẻ.
Cụ thể hóa hoạt động giao lưu nhân dân biên giới Việt Nam - Trung Quốc Chiều 13/11, tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Hoàng Công Thủy đã tiếp Đoàn đại biểu Chính hiệp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) do ông Lưu Hiểu Khải, Chủ tịch Chính hiệp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) làm Trưởng đoàn. |
Thị sát tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia Vừa qua, đoàn giám sát của Ủy ban Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Đôn Tuấn Phong làm Trưởng đoàn đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Kon Tum và thị sát tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia tại Đồn Biên phòng Sa Thầy, huyện Ia H'Dai. |
Nguồn bài viết : Tài Xỉu