Luật hàng hải của Trung Quốc: Mỹ phản ứng chỉ để phớt lờ? |
Tướng Mỹ: Luật hàng hải Trung Quốc nguy cơ gây bất ổn trên Biển Đông |
Trung Quốc thêm một lần thách thức quốc tế trên Biển Đông |
Trung Quốc xây dựng những căn cứ phi pháp trên Biển Đông. (Nguồn: Japan Times) |
Ngày 1/9, Luật An toàn giao thông hàng hải (ATGTHH) của Trung Quốc chính thức có hiệu lực. Cũng giống như Luật Hải cảnh của nước này trước đó, rất nhiều quy định trái với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) cũng như nhiều điều ước quốc tế của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO).
Tương tự Luật Hải cảnh của nước này có hiệu lực từ tháng 1/2021, phạm vi áp dụng của Luật ATGTHH có vấn đề.
Điều 2 của Luật ATGTHH đã mở rộng phạm vi áp dụng của Luật từ “vùng biển ven bờ” thành “các vùng biển thuộc phạm vi quyền tài phán của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” và thuật ngữ này cũng không được định nghĩa trong Luật, do đó, khá mơ hồ có chủ đích.
Việc thông qua luật thiếu chính xác mang tính mơ hồ cho phép nước này có thể thay đổi quan điểm của mình về khả năng áp dụng luật dựa trên các hoàn cảnh vào các thời điểm cụ thể.
Tuy nhiên, tính đến các yêu sách quá đáng cũng như hoạt động thực thi pháp luật của Trung Quốc trước đây, Luật ATGTHH có khả năng được xây dựng để áp dụng đối với tất cả vùng biển và đáy biển: Trong phạm vi “đường 9 đoạn” tại khu vực Biển Đông; mở rộng cho đến Rãnh Okinawa ở vùng biển Hoa Đông; mở rộng ngoài phạm vi đá Leodo (đá ngầm này trong vùng đặc quyền kinh tế của Hàn Quốc, song Trung Quốc yêu sách) trong vùng biển Hoàng Hải.
Việc mở rộng phạm vi áp dụng của Luật ATGTHH là không phù hợp với Phán quyết của Tòa trọng tài vụ kiện Biển Đông năm 2016 trong đó khẳng định yêu sách của Trung Quốc về quyền lịch sử và các yêu sách về quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển trong phạm vi “đường 9 đoạn” là trái với UNCLOS và do đó, không có hiệu lực pháp lý.
Điều 19 của Luật ATGTHH thể hiện việc trao quyền cho cơ quan quản lý hàng hải thiết lập các tuyến đi của tàu thuyền, các khu vực báo cáo, kiểm soát giao thông và hạn chế hàng hải.
Trong khi đó, Điều 22 của UNCLOS cho phép quốc gia ven biển yêu cầu tàu thuyền nước ngoài qua lại vô hại lãnh hải của mình sử dụng các tuyến đường ấn định và cách phân luồng giao thông nếu cần thiết nhằm bảo đảm an toàn hàng hải.
Hơn nữa, quốc gia ven biển không thể áp đặt các yêu cầu đối với các tàu nước ngoài mà các yêu cầu này dẫn đến việc cản trở hay hạn chế việc thực hiện quyền qua lại vô hại ngoại trừ các yêu cầu đã được trù định trong UNCLOS.
Hệ thống báo cáo của tàu hoặc tuyến di chuyển của tàu của quốc gia ven biển mà chỉ áp dụng trong phạm vi lãnh hải của mình cần cân nhắc đến các khuyến nghị của IMO nhưng không phải đệ trình lên IMO thông qua.
Tuy nhiên, các hệ thống tuyến di chuyển và báo cáo mà áp dụng ở phạm vi ngoài lãnh hải, một phần của lãnh hải thuộc eo biển quốc tế dùng cho hàng hải về bản chất là bắt buộc phải đệ trình lên IMO thông qua và việc thi hành cần phải phù hợp với các hướng dẫn của IMO và các tiêu chí phù hợp với các Điều khoản chung về tuyến di chuyển của tàu.
Do đó, các yêu cầu của Trung Quốc liên quan đến tuyến di chuyển của tàu, báo cáo, kiểm soát giao thông và các khu vực hạn chế trong lãnh hải của mình như được quy định trong Điều 19 của Luật sẽ không dẫn đến việc cản trở hay hạn chế việc thực hiện quyền qua lại vô hại.
Bên cạnh đó, các khu vực được yêu cầu theo Điều 19 của Luật mà nằm ngoài phạm vi lãnh hải của Trung Quốc cần phải trước tiên đệ trình lên IMO để thông qua. Các khu vực này không thể bị áp đặt một cách đơn phương lên các tàu nước ngoài bởi các cơ quan quản lý hàng hải.
Điều 30 của Luật cũng có vấn đề bởi đã áp đặt yêu cầu về hoa tiêu bắt buộc đối với: Các tàu mang cờ nước ngoài; tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân, tàu chuyên chở chất phóng xạ và tàu chứa dầu siêu trường siêu trọng; tàu chở gas hóa lỏng cỡ lớn và các tàu chở hóa chất nguy hiểm mà có thể gây nguy hiểm cho các cảng; các tàu mà chiều dài, chiều rộng, chiều cao sát với giới hạn của điều kiện của các eo biển có thể cho các tàu này đi qua.
Hoa tiêu bắt buộc như là một điều kiện cho tàu được phép vào cảng là vấn đề khá phổ biến liên quan đến các cảng biển và vùng nước nội thủy.
Tuy nhiên, việc yêu cầu hoa tiêu bắt buộc đối với tàu nước ngoài tham gia hoạt động qua lại vô hại nhưng không có ý định đi vào các cảng hoặc vùng nước nội thủy của quốc gia ven biển là không phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm cả Điều 24 của UNCLOS. Yêu cầu này dẫn đến việc cản trở hoặc hạn chế quyền qua lại vô hại.
Mỹ phản đối các 'yêu sách hàng hải phi pháp' của Trung Quốc ở Biển Đông |
Điều 44 của Luật ATGTHH cấm việc di chuyển của tàu thuyền qua các vùng hạn chế được thiết lập theo Điều 19 của Luật này.
Điều 25 của UNCLOS cho phép các quốc gia ven biển có thể tạm thời đình chỉ việc qua lại vô hại tại các khu vực nhất định trong lãnh hải của mình nếu biện pháp này là cần thiết nhằm bảo vệ an ninh.
Tuy nhiên, Điều 44 của Luật đã mở rộng phạm vi điều chỉnh, cho phép hạn chế vì bất cứ lý do gì và không chỉ giới hạn trong phạm vi lãnh hải. Hơn thế nữa, dường như khu vực hạn chế có thể được áp đặt mà không giới hạn về mặt thời gian.
Việc tạm dừng qua lại vô hại lãnh hải chỉ được áp dụng một cách tạm thời trên một khu vực nhất định vì lý do an ninh, song khu vực hạn chế đi lại được áp đặt theo Điều 19 của Luật dường như không chỉ giới hạn trong vấn đề bảo vệ an ninh của Trung Quốc.
Điều 54 của Luật ATGTHH áp đặt yêu cầu thông báo trước đối với một số loại tàu khi đi vào và rời khỏi lãnh hải của Trung Quốc. Những loại tàu này bao gồm: Tàu đi ngầm, tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân, tàu chuyên chở chất phóng xạ hoặc các chất độc hại, các loại tàu khác có thể ngây nguy hại đến an toàn hàng hải được quy định theo luật và quy định của Trung Quốc.
Điều này hoàn toàn đi ngược lại với nguyên tắc cơ bản của UNCLOS là mọi loại tàu thuyền được hưởng quyền qua lại vô hại lãnh hải. Tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm có thể thực hiện quyền qua lại vô hại, nhưng phải đi nổi và treo cờ.
Phạm vi áp dụng của Luật ATGTHH bổ sung vào phạm vi áp dụng của Luật Hải cảnh. Sức mạnh tổng hợp này sẽ cho phép Trung Quốc khẳng định một cách đơn phương và bất hợp pháp quyền tài phán chấp pháp trên biển, gây phương hại tới các quốc gia trong khu vực và các quốc gia sử dụng biển khác.
* Bài viết đăng trên tạp chí Nghiên cứu Luật quốc tế (International Law Studies) số 956 năm 2021.
Ngày 1/9, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc chính thức thi hành Luật An toàn giao thông hàng hải sửa đổi, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: "Các quốc gia cần tuân thủ nghiêm túc các điều ước quốc tế mà mình là thành viên, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) - khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên biển và đại dương, khi ban hành các văn bản nội luật liên quan đến biển". |
UNCLOS 1982 được đưa ra thảo luận tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc Tại cuộc thảo luận mở tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ), Chủ tịch HĐBA đã nhấn mạnh đến tính ưu việt của luật pháp quốc tế, lưu ý rằng "Hiến pháp biển" UNCLOS là khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên đại dương, bao gồm cả việc chống lại các hoạt động bất hợp pháp trên biển. |
‘Nhóm Bạn bè’ sẽ vá ‘lỗ hổng’ Công ước Luật biển UNCLOS 1982 Sự ra đời của Nhóm Bạn bè của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 được kỳ vọng sẽ hoàn thiện và nâng cao tính khả thi của những quy phạm pháp luật trong chính Công ước này. |
Trung Quốc ra dự thảo luật cho phép hải cảnh dùng vũ khí chống tàu nước ngoài Dự thảo luật sửa đổi cho phép lực lượng hải cảnh dùng vũ khí chống tàu nước ngoài trong cái gọi là vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc, giữa lúc Bắc Kinh củng cố tuyên bố chủ quyền phi pháp ở Biển Đông. |
Nguồn bài viết : Lô Đề