Biển Đông trong cuộc cạnh tranh bằng đại dự án giữa Trung Quốc và G7

2025-01-17 20:38:28
G7 kích hoạt 'liên minh' ngăn chặn Trung Quốc chiếm Biển Đông?
Sau cuộc họp thượng đỉnh của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), các nhà lãnh đạo đã thống nhất ra tuyên bố chung đề cập đến những vấn đề “nóng” của thế giới. Biển Đông là một trong những nội dung quan trọng của tuyên bố này.
Biển Đông là rào cản trong quan hệ Trung Quốc - Indonesia
Giới chuyên gia về chính sách đối ngoại nhận định việc thiết lập đối thoại cấp cao giữa Trung Quốc và Indonesia sẽ đưa hai nước xích lại gần nhau hơn nhưng Biển Đông sẽ vẫn là rào cản trong mối quan hệ song phương.

Đại dự án Vành đai Con đường và những mục tiêu toan tính

Theo nhận xét của các chuyên gia, Vành đai và Con đường trong thực tế đang trở thành công cụ để Trung Quốc thực hiện chính sách “ngoại giao bẫy nợ”. Nhiều nước trong số những con nợ của Trung Quốc đã không thể trả nợ, buộc phải từ bỏ tài nguyên thiên nhiên và các lợi ích, tài sản chiến lược liên quan đến an ninh, chủ quyền quốc gia của mình cho Bắc Kinh như là một hình thức “thế chấp” tài sản tại ngân hàng.

Chủ trương “ngoại giao bẫy nợ” của Trung Quốc đã làm tổn hại nhiều nước nghèo trong thập kỷ qua. Chính vì vậy, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đã hủy bỏ 2 dự án lớn trong khuôn khổ “Vành đai và Con đường” bao gồm một tuyến đường sắt cao tốc trị giá 20 tỷ USD vay vốn Trung Quốc vì chi phí cao. Tiếp theo đó là một loạt các nước Pakistan, Malaysia, Myanmar, Bangladesh và Sierra Leone và mới đây nhất là Úc cũng lần lượt hủy các dự án nằm trong khuôn khổ sáng kiến Vành đai con đường.


Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif tại Diễn đàn "Vành đai và Con đường" tháng 5/2017. Ảnh: Reuters.

Thực tế nói trên đã minh chứng cho quan điểm khẳng định rằng “ngoại giao bẫy nợ” của Trung Quốc là một hình thức của chủ nghĩa thực dân kiểu mới, hoặc chủ nghĩa đế quốc chủ nợ…

Ngoài “bẫy nợ” nói trên, chúng tôi muốn đề cập đến một cái bẫy không kém phần nguy hiểm đó là “bẫy pháp lý” ẩn chứa trong cái gọi là "Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21", được coi là một nhánh của dự án “Vành đai và Con đường”. "Con đường Tơ lụa thế kỷ 21" theo trình bày của Trung Quốc thì dù điểm đầu, điểm cuối ở đâu nó cũng phải đi qua Biển Đông, vùng biển đang rất căng thẳng vì những hành động leo thang của Bắc Kinh.

Thời điểm ông Tập Cận Bình đưa ra sáng kiến "Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21" cũng là thời điểm Trung Quốc bắt đầu leo thang bành trướng mạnh mẽ trên Biển Đông, bắt đầu từ các hoạt động quân sự. Việc thúc đẩy quảng bá "Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21", dùng 40 ngàn tỉ USD của Quỹ Con đường Tơ lụa trên biển là để thu hút các nước ASEAN, nhất là các nước ở xung quanh Biển Đông, bằng cách “giành sự công nhận trên thực tế” của các nước này đối với những hải đảo và vùng biển nằm trong đường “lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc, nếu vì lợi ích kinh tế, kỹ thuật mà sao nhãng vấn đề pháp lý, an ninh, quốc phòng, mất cảnh giác trước những "cạm bẫy pháp lý” cực kỳ nguy hiểm đó.

Đối trọng cạnh tranh của Dự án Vành đai Con đường

Sáng kiến Dự án của G7 đối trọng với “Con Đường Tơ Lụa thế kỷ 21” của Bắc Kinh là một trong những chủ đề chính ngày họp thứ nhì của thượng đỉnh khối 7 cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới, hôm 12/06/2021. Dự án chính thức mang tên “Xây dựng lại một thế giới tốt đẹp hơn”. Theo thông báo của Nhà Trắng về chủ đề này, mục tiêu của dự án đối trọng của G7 với “Con Đường Tơ Lụa” của Trung Quốc là nhằm trợ giúp các quốc gia nghèo và đang trỗi dậy nhằm phục hồi sau đại dịch, với trọng tâm là các lĩnh vực khí hậu, y tế, kỹ thuật số và cuộc chiến chống bất bình đẳng.

Trước đó, một quan chức cao cấp Mỹ cho hãng tin Anh Reuters biết dự án hạ tầng cơ sở khổng lồ của G7 “không chỉ nhằm để đối đầu với Trung Quốc”, mà còn nhằm xác lập một giải pháp mới “phản ánh các giá trị, chuẩn mực và quan niệm về quan hệ kinh tế” của các nền dân chủ. Bởi vì, theo đánh giá của dư luận thì tất cả những gì mang tên “sáng kiến” hay “dự án”, cũng như hành động của Trung Quốc trên thực tế đã cho thấy rõ một điều, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đang rất muốn thách thức trật tự khu vực và quốc tế hậu Chiến tranh lạnh, cả về kinh tế lẫn chính trị, an ninh, mong muốn khẳng định vị thế cường quốc toàn cầu bằng vai phải lứa với Mỹ, thậm chí là tìm cách gạt Mỹ khỏi Biển Đông, mở rộng ảnh hưởng ra châu Á - Thái Bình Dương.


Các nhà lãnh đạo tại Hội nghị thượng đỉnh G7, diễn ra ở Anh từ ngày 11 - 13.6

ẢNH: REUTERS

Dự án Vành đai Con đường do Bắc Kinh khởi động từ 2013, đã được hơn 100 quốc gia trên thế giới hưởng ứng; liên quan đến hơn 2.600 dự án, với tổng số vốn đầu tư khoảng 3.700 tỷ đô la, tính đến giữa năm 2020; trong khi đó, dự án của G7, hiện chưa có mức tiền nào được đưa ra (theo một quan chức cao cấp Mỹ, dự án này đòi hỏi khoảng 40.000 tỷ đô la, từ đây đến 2035), Trung Quốc vẫn rất lo ngại về tính cạnh tranh của dự án được đề xuất tại Hội nghị G7.

Vì vậy, Trung Quốc đã vội vàng tổ chức Hội nghị cấp cao trực tuyến, với chủ đề mà nước chủ nhà Trung Quốc nêu ra để thảo luận là “Hợp tác Vành đai Con đường” với hy vọng thu hút sự ủng hộ, tham gia của nhiều quốc gia trong khu vực và quốc tế…

Tuy nhiên, các đại biểu tham gia Hội nghị này dường như chỉ tập trung thảo luận về chủ đề “Thúc đẩy hợp tác ứng phó với đại dịch vì sự phục hồi bền vững”, tập trung thảo luận về những thách thức mà khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang phải đối mặt, đặc biệt tác động của đại dịch COVID-19, các nỗ lực, giải pháp ứng phó đại dịch và thúc đẩy phục hồi kinh tế, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn hướng đến phát triển bền vững và bao trùm ở cả cấp độ quốc gia và khu vực...

Chỉ có một số nước “đánh giá hợp tác Vành đai Con đường có thể đóng góp tích cực cho các nỗ lực chung của khu vực thông qua các dự án kết nối, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, sản xuất và cung ứng vắc-xin, hỗ trợ phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn”.

Cách tiếp cận và ứng xử của các quốc gia với các dự án, sáng kiến

Theo logic thông thường, chủ trương, các ý tưởng nhằm phát triển kinh tế thế giới cũng đã và sẽ được cộng đồng quốc tế, trong đó có Việt Nam, hưởng ứng, ủng hộ và sẵn sàng tham gia, hợp tác chặt chẽ.

Tuy nhiên, quay trở lại câu chuyện Biển Đông, cần lưu ý rằng, thời điểm ông Tập Cận Bình đưa ra sáng kiến "Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21" cũng là thời điểm Trung Quốc bắt đầu leo thang bành trướng mạnh mẽ xuống Biển Đông, bắt đầu từ các hoạt động dân sự, quân sự.

Chiến lược bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp trên 7 bãi đá ở Trường Sa cũng được bắt đầu triển khai trong khoảng thời gian này. Để thu hút sự chú ý của dư luận khỏi hoạt động thay đổi hiện trạng, tạo ra một "trạng thái bình thường mới" có lợi thế rất lớn cho Trung Quốc ở Biển Đông về an ninh - quân sự, Bắc Kinh đã dùng nhiều thủ đoạn khác nhau, từ "hoạt náo" như vụ giàn khoan HD 981 cho đến thủ đoạn kinh tế…


Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc. (Nguồn: AFP)

Nếu như vậy thì Dự án chỉ là bình phong cho các hoạt động quân sự - an ninh hoặc kết hợp kinh tế với quân sự an ninh như trường hợp dự án xây cảng Colombo ở Srilanka thì càng phải hết sức thận trọng. Vì vậy, không nên mơ hồ mất cảnh giác với 3 đường băng quân sự dài hơn 3000 mét Trung Quốc xây bất hợp pháp sắp xong ở Trường Sa có thể cất hạ cánh máy bay chiến đấu thế hệ 4, máy bay ném bom chiến lược… Đó là một mối đe dọa thực sự bởi vì dự án "Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21" có thể chỉ là công cụ để Trung Quốc hợp thức hóa yêu sách đường “lưỡi bò” phi lý trong Biển Đông…

“Trung Hoa mộng” là một học thuyết mới chỉ đạo xây dựng Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc do Tổng bí thư Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra trong kỳ họp Quốc hội năm 2013. Để biến giấc mộng này thành hiện thực, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đề xuất sáng kiến “Vành đai và Con đường”. Trong chuyến thăm Indonesia tháng 10/2013, Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp tục công bố “Sáng kiến xây dựng Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21”, một bộ phận của sáng kiến "Vành đai và Con đường".
Các lãnh đạo G7 bày tỏ lo ngại về tình hình Biển Đông
Ngày 13/6, kết thúc cuộc họp thượng đỉnh kéo dài 3 ngày của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), các nhà lãnh đạo đã thống nhất ra tuyên bố chung, trong đó có đề cập vấn đề Biển Đông.
Mỹ quyết cạnh tranh với 'Vành đai - Con đường' của Trung Quốc
Tổng thống Mỹ Joe Biden gợi ý rằng các nước nên có kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng để cạnh tranh với sáng kiến Vành đai và Con đường.

Nguồn bài viết : CR Thể Thao

Top