Sức mạnh tàu Cảnh sát biển 8020 lớn nhất Việt Nam được Mỹ trao tặng Tuần duyên Mỹ cam kết hợp tác chặt chẽ với Cảnh sát biển Việt Nam Cảnh sát biển Việt Nam sẽ được tăng cường 12 tàu tuần tra hiện đại |
Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, còn gọi là Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng quân sự, thực hiện chức năng quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên trên các vùng biển và thềm lục địa.
Cảnh sát biển Việt Nam. (Ảnh: Dân Việt) |
Là một nước sở hữu diện tích hơn 1 triệu km2 biển với 3.260km bờ biển và hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, từ lâu Việt Nam đã xác định biển đảo có tầm quan trọng chiến lược đặc biệt đối với sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.
Trước yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao về bảo vệ chủ quyền, an ninh, trật tự an toàn biển, đảo và góp phần phát triển kinh tế biển trong thời kỳ mới, việc thành lập, xây dựng và phát triển một lực lượng chuyên trách như Cảnh sát biển Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thực thi pháp luật trên biển là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ các hoạt động kinh tế biển, Cảnh sát biển Việt Nam được trang bị nhiều tàu tuần tra hiện đại.
Tính đến năm 2019, Cảnh sát biển Việt Nam trang bị khoảng 70 tàu tuần tra các loại từ cỡ nhỏ 100-400 tấn cho tới loại 3.000-4.000 tấn, phần lớn trong số đó tự sản xuất theo thiết kế trong nước và nước ngoài, một phần được viện trợ hoặc mua mới. Đặc biệt, Cảnh sát biển Việt Nam cũng được trang bị máy bay tuần thám với nhiều trang thiết bị kỹ thuật hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu.
Loại tàu được đánh giá là hiện đại nhất trong lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam là các tàu tuần tra 2.500 tấn lớp DN-2000 có số hiệu 8001, 8002, 8004, 8005. Tàu do nhà máy Sông Thu (Z189) chế tạo theo thiết kế của Tập đoàn Damen (Hà Lan). Hiện nay, Cảnh sát biển Việt Nam sở hữu 4 chiếc và lực lượng kiểm ngư sở hữu 2 chiếc.
4 tàu tuần tra Tàu tuần tra thuộc lớp DN-2000 là tàu hiện đại nhất của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. (Ảnh: Cảnh sát biển Việt Nam) |
(Ảnh: Cảnh sát biển Việt Nam) |
Tổ hợp pháo 23mm-2ML trên tàu tuần tra 8001. (Ảnh: Cảnh sát biển Việt Nam) |
Tàu lớp DN-2000 có chiều dài 90,5m, chiều rộng 14m, mớn nước tối đa 4m, lượng chiếm nước khoảng 2.400 tấn, kíp tàu 30 người và kíp cứu nạn 40 người, hoạt động liên tục trên biển 40 ngày đêm, tầm hoạt động 5.000 hải lý, chở được trực thăng. Ngoài ra, tàu được trang bị vũ khí với các ụ pháo 23mm và súng máy 14,5mm, bên cạnh đó còn có súng phun nước bắn xa 150-200m.
Tàu lớn nhất của Cảnh sát biển Việt Nam là tàu vận tải đa năng tiếp dầu trên biển H222, số hiệu CSB 7011.
Tàu vận tải đa năng tiếp dầu trên biển H222, số hiệu CSB 7011 là tàu lớn nhất của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. (Ảnh: QPVN) |
Tàu CSB 7011 có chiều dài lớn nhất gần 90 m, chiều rộng lớn nhất gần 14 m, chiều cao mạn khoảng 6,25 m, mớn nước tàu khoảng 4,5 m, trọng tải toàn phần khoảng 2.900 tấn, lượng giãn nước đầy tải trên 4.300 tấn, tốc độ tối đa 13,5 hải lý/giờ, tầm hoạt động đến 6.000 hải lý, thời gian hoạt động liên tục trên biển đến 60 ngày đêm và chịu được sóng, gió cấp 9-11.
Khả năng vận chuyển và tiếp tế nhiên liệu, nước ngọt của tàu lên tới 2000 m3 dầu và 500 m3 nước ngọt. Về khả năng vận chuyển và tiếp tế hàng hậu cần, tàu có thể mang theo khoảng 300 tấn hàng khô, 30 tấn hàng đông lạnh và 80 tấn rau củ quả các loại.
Tàu CSB 4031 thuộc lớp TT-400. (Ảnh: Cảnh sát biển Việt Nam) |
Việt Nam còn tự đóng vô số các tàu tuần tra gần bờ tới xa bờ, thậm chí là loại cỡ lớn đến 4.000 tấn. Hiện nay trong biên chế lực lượng Cảnh sát biển có 9 tàu tuần tra cao tốc TT-400, đó là các tàu CSB 4031, 4032, 4033, 4034, 4035, 4036, 4037, 4038, 4039. Tàu TT-400 được đóng tại nhà máy đóng tàu Hồng Hà, tàu có chiều dài 54 m; rộng 9,3 m; lượng giãn nước 400 tấn, trang bị vũ khí gồm pháo 25mm hai nòng và súng máy 14,5mm.
Tàu tuần tra CSB 2001 thuộc lớp lớp TT-200. (Ảnh: TTXVN) |
Ngoài ra, Cảnh sát biển Việt Nam sở hữu 14 tàu tuần tra lớp TT-200. Tàu hoạt động trong điều kiện sóng cấp 7 và 8, có thể chịu được cấp 9 và tầm hoạt động là 1.800 hải lý. Ngoài ra, ta còn có khoảng 12 chiếc TT-120 có lượng giãn nước hơn 100 tấn hoạt động vùng ven biển.
Ở lớp tàu cứu hộ cứu nạn, hiện có 4 chiếc mang số hiệu CSB 9001, 9002, 9003, 9004, 9005 thuộc biên chế Cảnh sát biển Việt Nam, có lượng giãn nước 1.400 tấn. Tàu do nhà máy Sông Thu chế tạo theo bản thiết kế của Hà Lan.
Tàu CBS 6006 hoán cải từ tàu vận tải lớp Trường Sa. |
Ngoài ra, Cảnh sát biển Việt Nam có hai tàu tuần tra ven biển 1.200 tấn CSB 6006 do nhà máy Sông Thu nâng cấp trên cơ sở tàu vận tải lớp Trường Sa của Hải quân.
Tàu được trang bị hai động cơ diesel và hai động cơ tua bin khí, đạt tốc độ tối đa 29 hải lý/giờ, dự trữ hành trình 14.000 hải lý và đảm bảo hoạt động liên tục 45 ngày trên biển với thủy thủ đoàn lên tới 160 người. Đặc biệt, tàu CSB 8020 là loại tàu tuần tra trang bị vũ khí “to nhất” trên các tàu tuần tra của CSB Việt Nam – pháo hạm Oto Melara 76,2mm có tính năng tương đương pháo AK-176M trên tàu Hải quân Việt Nam.
CSB 8020 có tải trọng 3.250 tấn, thuộc lớp Hamilton và là tàu chiến được Mỹ trao tặng Việt Nam trong chương trình EDA vào năm 2017. (Ảnh: Thanh Niên) |
Ngoài tự sản xuất các loại tàu, Cảnh sát biển Việt Nam những năm gần đây còn nhận được sự hỗ trợ từ lực lượng tuần duyên thế giới. Năm 2017, CSB Việt Nam được mở rộng thêm đội tàu lớn khi Mỹ chấp thuận chuyển giao tàu tuần duyên USCGC Morgenthau (WHEC-722). Con tàu được phía Việt Nam đặt lại tên là CSB 8020, có lượng giãn nước tối đa 3.250 tấn, dài 115 m, rộng 13 m.
Ngoài ra, Hàn Quốc cung cấp 3 tàu tuần tra cho Việt Nam gồm 2 tàu 280 tấn (số hiệu 2015, 2016) và một tàu tuần tra lớn 1.500 tấn CSB 8003.
Nhật Bản cũng đã viện trợ cho Cảnh sát biển Việt Nam 5 tàu tuần tra lớp Teshio có lượng giãn nước 720 tấn. Các tàu này được đánh số hiệu từ 6001 tới 6005.
Đặc biệt, để tăng khả năng tuần tra bảo vệ chủ quyền, Cảnh sát biển Việt Nam được đầu tư máy bay tuần thám CASA C-212-400 với nhiều trang bị kỹ thuật hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu.
Ngày 28/8/1998, Cục cảnh sát biển Việt Nam thuộc Bộ tư lệnh Hải quân được thành lập, đánh dấu sự ra đời của Cảnh sát biển Việt Nam. Năm 2008, Cục Cảnh sát biển được chuyển về trực thuộc Bộ Quốc phòng và đồng thời các Vùng cảnh sát biển được chuyển về trực thuộc Cục. Năm 2013, Cục cảnh sát biển đổi tên thành Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển theo Nghị định số 96/2013/NĐ-CP, ngày 27/8/2013 của Chính phủ. Có con dấu hình quốc huy, là cơ quan mang danh nghĩa trực thuộc Chính phủ Việt Nam. Cảnh sát biển Việt Nam có ngân sách riêng của Nhà nước, có cảnh hiệu, cảnh phục riêng do Chính phủ quy định. Ngày 10/9/2014, các Vùng cảnh sát biển được đổi tên thành Bộ tư lệnh Vùng cảnh sát biển theo quyết định của Bộ trưởng Quốc phòng. Cảnh sát biển Việt Nam hoạt động trong vùng biển quốc tế, vùng nước nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, có nhiệm vụ chính như kiểm tra, kiểm soát theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để bảo vệ chủ quyền; giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn; bảo vệ tài nguyên, phòng chống ô nhiễm môi trường; phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép và mua bán người, vận chuyển, mua bán trái phép hàng hoá, vũ khí, chất nổ, chất ma tuý, tiền chất và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Cùng với đó là nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế góp phần giữ gìn an ninh, trật tự, hoà bình và ổn định trên các vùng biển. |
Xem thêm:
Hải Dương 8 - "Mũi tấn công mềm" của Trung Quốc trên Biển Đông “Trung Quốc triển khai ‘mũi tấn công chủ lực’ mang tên Hải Dương 8 để xâm phạm vùng biển của những quốc gia mà họ ... |
Việt Nam đấu tranh: Mạnh mẽ, mềm dẻo và linh hoạt "Lập trường và cách ứng xử của Việt Nam đối với các hoạt động của nhóm tàu Hải Dương 8 thời gian gần đây là ... |
Tàu ngầm Kilo Việt Nam: Khám phá sức mạnh tên lửa hành trình đa năng nhất thế giới Hiện Việt Nam đang sở hữu 6 tàu ngầm Kilo 636 sở hữu tổ hợp tên lửa hành trình đa năng và hiệu quả nhất thế ... |
Uy lực chiến hạm Lý Thái Tổ: Khả năng tàng hình, hoạt động liên tục 20 ngày đêm trên biển Được tiếp nhận vào tháng 8/2011, biên chế về Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân, chiến hạm HQ 012-Lý Thái Tổ được trang bị bởi ... |
ASEAN TODAY: Bãi Tư Chính và tham vọng thực sự của Trung Quốc trên Biển Đông ASEAN Today, tờ báo có uy tín về chính trị xã hội có trụ sở tại Singapore, ngày 15/8 đăng tải bài bình luận vạch ... |
Khám phá "Hỏa thần" AK-630 bắn 10.000 viên/phút trên tàu chiến Việt Nam Hỏa thần AK-630 là hỏa thần đáng sợ trên mặt biển với tốc độ bắn 5.000-10.000 viên/phút, được trang bị trên các chiến hạm của ... |
Tàu tên lửa Molniya: Có sức chiến đấu cao, được trang bị vũ khí hiện đại Tàu tên lửa Molniya của Hải quân Việt Nam có khả năng tấn công nhanh, sức chiến đấu cao và được trang bị vũ khí ... |
Tàu săn ngầm Petya: Chiếm hạm mạnh nhất, hiện đại nhất của Việt Nam Hải quân Nhân dân Việt Nam hiện sở hữu 5 chiếc tàu săn ngầm Petya. Tính đến thời điểm hiện tại, đây là chiến hạm săn ... |
Bộ 3 tàu chiến hiện đại nhất của Hải quân Việt Nam Lực lượng tàu chiến bảo vệ chủ quyền của Việt Nam bao gồm nhiều loại tàu ngầm, tàu hộ vệ tên lửa, tàu tuần tra, ... |
Nguồn bài viết : xổ số miền nam