Cao Bằng: Nhiều cơ hội hợp tác kinh tế, du lịch, đối ngoại nhân dân Cao Bằng là tỉnh miền núi biên giới có vị trí chiến lược quan trọng, là “phên dậu” vững chắc phía Đông Bắc của Tổ quốc. Bên cạnh đó, tỉnh có nhiều thế mạnh về phát triển hợp tác đầu tư, kinh tế du lịch, đối ngoại nhân dân… |
Cao Bằng: Thu hút hơn 2 triệu USD/năm từ nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài Trung bình mỗi năm, Cao Bằng vận động được trên 10 tổ chức phi chính phủ nước ngoài với ngân sách giải ngân hơn 2 triệu USD. |
Bà Trần Thị Phương, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Hà Nội: Quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra thế giới
Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội rất quan tâm đến công tác đối ngoại nhân dân. Tất cả hoạt động do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Hà Nội tổ chức luôn được thành phố tạo điều kiện về mọi mặt. Các hoạt động hòa bình, đoàn kết, hữu nghị của Liên hiệp luôn nhận được sự phối hợp tích cực các sở, ban, ngành, quận, huyện.
Khi tổ chức chương trình du xuân hữu nghị, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Hà Nội thường đưa bạn bè quốc tế về thăm các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của các địa phương thuộc Hà Nội, khi ấy phải phối hợp các quận huyện. Theo đó càng ngày các quận, huyện càng nhận thức được vai trò của công tác đối ngoại nhân dân, đây chính là một lợi thế cho Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Hà Nội.
Bà Trần Thị Phương, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Hà Nội (Ảnh: Nguyễn Tùng). |
Thời gian qua, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Hà Nội đã duy trì tốt các hoạt động thường xuyên như: chương trình nghệ thuật Chào năm mới, Du xuân hữu nghị, Hành trình hữu nghị, Vẽ tranh thiếu nhi quốc tế, giải Tennis hữu nghị, Tết cổ truyền một số nước châu Á, Đêm nhạc Mỹ Latinh, Giải chạy Báo Hà Nội mới mở rộng vì hòa bình, Cuộc chạy vì trẻ em...
Các hoạt động này tạo được ấn tượng tốt và thu hút đông đảo bạn bè quốc tế tham gia. Việc chủ động tổ chức các hoạt động ngoại giao văn hóa, tạo sự thân thiện và cởi mở giữa các tổ chức nước ngoài và Liên hiệp đã giúp bạn bè quốc tế thêm hiểu về con người Hà Nội, văn hóa Hà Nội, góp phần tăng cường tình hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân Việt Nam, nhân dân Thủ đô Hà Nội với bạn bè quốc tế.
Điều chúng tôi rất tự hào là các hoạt động chưa đến ngày tổ chức nhưng bạn bè quốc tế đã hỏi, cho thấy đây là hoạt động các bạn rất mong đợi. Có được kết quả trên trước tiên phải kể đến lợi thế Hà Nội là nơi đóng trụ sở của tất cả các đại sứ quán và hầu hết các tổ chức quốc tế. Điều này giúp Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Hà Nội thuận lợi trong việc tổ chức các hoạt động quảng bá, ngoại giao văn hóa.
Ông Trần Khánh Phôi, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh, Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Trị: Đưa nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài về cho người dân
5 năm trở lại đây, Quảng Trị đã nhận được 227 dự án với tổng số vốn viện trợ khoảng 113 triệu USD. Hiện Quảng Trị có mối quan hệ với trên 60 tổ chức quốc tế chính phủ và phi chính phủ, có 14 tổ chức phi chính phủ thành lập văn phòng dự án trên địa bàn tỉnh. Đến nay có trên 1.000 lao động đang làm việc cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài. So với các tỉnh, thành khác trên cả nước, Quảng Trị nhỏ về cả diện tích và dân số, còn nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bằng nội lực của tỉnh, Quảng Trị đang trên đà phát triển và trong sự phát triển đó tỉnh nhận được sự giúp đỡ to lớn của bạn bè, các tổ chức quốc tế. Chúng tôi luôn tâm niệm làm sao để đưa các nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài về cho người dân và chính người dân được lợi. Khi vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài, tỉnh đã tập trung vào công tác xóa đói giảm nghèo cho người dân, tạo sinh kế cho người dân, tiếp đó là chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Đây cũng là những lĩnh vực mà các tổ chức phi chính phủ nước ngoài rất quan tâm. Trên cơ sở đó, tỉnh Quảng Trị bám sát vào các tiêu chí của các tổ chức để vận động, kêu gọi viện trợ cho phù hợp với lợi ích của địa phương, mục tiêu, tôn chỉ của các tổ chức. Nhờ vậy Quảng Trị luôn là điểm sáng về vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài. Quảng Trị có lẽ là một trong những tỉnh đầu tiên của cả nước thành lập được các chi bộ, các tổ chức công đoàn trong các tổ chức phi chính phủ. Tỉnh có ban chỉ đạo vận động viện trợ phi chính phủ, có kế hoạch vận động viện trợ hàng năm và theo giai đoạn (5 năm/lần). Ngay cả chính quyền cấp huyện, xã, người dân cũng tham gia, tạo thêm động lực để vận động thêm các nguồn viện trợ về cho tỉnh. |
Bà Trần Hoàng Khánh Vân, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP.HCM: Đối ngoại nhân dân góp phần phát triển kinh tế - xã hội
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP.HCM có 2 bài học kinh nghiệm cần tiếp tục quan tâm, đẩy mạnh trong thời gian tới.
Bà Trần Hoàng Khánh Vân, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP.HCM (Ảnh: Nguyễn Tùng). |
Thứ nhất, thông qua hoạt động hòa bình, hữu nghị, hợp tác, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP.HCM truyền tải được thông điệp đến với các doanh nghiệp nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, giúp đối tác hiểu hơn về thói quen tiêu dùng, tập tục sinh hoạt và văn hóa của người dân trên địa bàn thành phố. Từ đó sản phẩm của họ đến tay người tiêu dùng tốt hơn và hiệu quả hơn. Cùng với đó giúp doanh nghiệp Việt Nam hiểu biết về văn hóa đất nước bạn, từ đó có hướng tiếp thị, tiếp cận thị trường tốt hơn.
Thứ hai, hiện nay một số Hội thành viên của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP.HCM xây dựng mô hình câu lạc bộ (CLB) doanh nghiệp, doanh nhân. CLB là môi trường giao lưu tốt, không chỉ cho hội viên mà còn kết nối với Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài trên địa bàn TP.HCM. Ví dụ: CLB doanh nhân Việt - Đức, CLB doanh nhân Việt Nam - Campuchia là những môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận doanh nghiệp ở Đức, Campuchia, đồng thời là diễn đàn kết nối doanh nghiệp Đức, doanh nghiệp Campuchia tại TP.HCM với các doanh nghiệp Việt Nam, mở rộng kết nối, giao thương giữa các nước.
Ông Nguyễn Khánh Tuân, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Lào Cai: Đối ngoại nhân dân góp phần bảo vệ biên giới, lãnh thổ Lào Cai là tỉnh biên giới nằm ở phía Tây Bắc tổ quốc, có trên 186 km đường biên giới. Trong đó có thành phố Lào Cai, các huyện Bát Xát, Bảo Thắng, Mường Khương, Simacai có đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Quan hệ đoàn kết hữu nghị với Trung Quốc đã có từ lâu đời dù thăng trầm lịch sử có nhiều lúc lắng xuống nhưng tình hữu nghị, keo sơn giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững.
Lào Cai luôn đi đầu trong hoạt động đối ngoại nói chung, đối ngoại nhân dân nói riêng. Đối ngoại nhân dân là giai đoạn ban đầu bắc cầu cho đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước. Xác lập mối quan hệ từ năm tái lập tỉnh (năm 1991) đến nay, quan hệ hợp tác giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) là điểm sáng đối ngoại trên tuyến biên giới phía Bắc. Quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai địa phương, hai nước không chỉ góp phần giữ vững chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội địa phương, mà còn thúc đẩy phát triển vùng… Đến nay, quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa tỉnh Lào Cai với tỉnh Vân Nam đã được xác lập trên 10 nền tảng cơ bản là: Quan hệ hữu nghị, thương mại, đầu tư, giao thông, du lịch, văn hóa - giáo dục - thể thao, nông nghiệp, biên giới - quản lý cửa khẩu, phòng, chống tội phạm và bảo vệ môi trường. Lào Cai làm được rất nhiều việc thông qua con đường đối ngoại nhân dân, nhờ vận dụng khéo léo giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân. Đơn cử Lào Cai là điểm sáng về cây dứa, gạo Séng Cù, quýt Mường Khương, cây chuối... Nhiều kinh nghiệm trồng các chuối, dứa, quýt Lào Cai có được là nhờ bà con Trung Quốc sang hướng dẫn miễn phí. Những vấn đề sau khi phân giới cắm mốc như mồ mả, cây trồng, chăn thả gia súc qua biên giới... đều được ngoại giao nhân dân giải quyết tốt mà chưa cần đến lực lượng quản lý biên giới. Tương tự, văn hóa, du lịch Lào Cai cũng được triển khai hiệu quả. Tất cả các hoạt động đó đều có vai trò đối ngoại nhân dân. |
Bàn giải pháp nâng cao hiệu quả đối ngoại nhân dân trong tình hình mới Theo Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội nghị toàn quốc công tác đối ngoại nhân dân lần đầu tiên được tổ chức có nhiệm vụ quán triệt sâu sắc chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đặc biệt là Chỉ thị 12-CT/TW, về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới... |
Nhanh chóng triển khai chương trình hành động với tinh thần dám nghĩ, dám làm "Từng tổ chức thành viên cần nhanh chóng triển khai thực hiện chương trình hành động của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và của tổ chức mình bằng những hoạt động cụ thể, thiết thực, phấn đấu thực hiện với tinh thần: Nhạy bén, dám nghĩ, dám làm, có tinh thần chủ động tiến công, dám vượt ra khỏi khuôn khổ những tư duy cũ, những lĩnh vực quen thuộc...". |