TƯ LIỆU ĐỊA PHƯƠNG

Lào: “Miền đất hứa” đối với lao động Việt Nam

2024-12-20 19:51:38
Cộng hòa Séc cấp lại Visa dài hạn cho lao động Việt Nam

Cộng hòa Séc chính thức mở lại việc cấp visa dài hạn cho công dân Việt Nam. Đại sứ quán Cộng hòa Séc tại Hà ...

Cây trái Quảng Trị mang màu xanh no ấm tới Sê Pôn (Lào)

Ở khóm Duy Tân (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) và bản Phường của huyện Sê Pôn, nước bạn Lào, có một vườn cây "xóa ...

Tỷ phú "Lũy hói" nuôi cá mõm nhọn như tên lửa trên đỉnh mây mù

Tỷ phú “Lũy hói“ là biệt danh mà người dân ở Sa Pa (Lào Cai) đặt cho ông Nguyễn Văn Lũy (trú thôn Can Hồ ...

Cao tốc Hà Nội–Viêng Chăn 4,5 tỷ USD vào giai đoạn "báo cáo nghiên cứu khả thi" Việt Nam - Lào phối hợp trấn áp tội phạm ma túy tuyến biên giới Lào sẽ cấp thị thực điện tử (visa) cho du khách nước ngoài

Trong xu hướng hội nhập sâu rộng, lao động Việt đã tìm đến các nước bên ngoài lãnh thổ để mưu sinh, lập nghiệp. Trong đó, Lào - nằm sát vách Việt Nam, những năm gần đây đã thu hút rất đông người Việt sang sinh sống và làm việc.

Người Việt buôn bán ở khu chợ đêm thủ đô Viêng Chăn

Lào đang trong giai đoạn phát triển nên cần khá nhiều lao động phổ thông và lao động có tay nghề nhằm phát triển cơ sở hạ tầng. Chính vì vậy, cơ hội việc làm cho lao động Việt ở Lào là rất nhiều. Hơn nữa, Việt Nam và Lào đã và đang hợp tác rất nhiều trên phương diện hỗ trợ cũng như đầu tư, khiến cho việc sang Lào làm việc dễ dàng hơn các thị trường khác.

Mặt khác, theo Viện Nghiên cứu kinh tế quốc gia Lào, mặc dù có dòng vốn đầu tư khổng lồ vào nước này, tuy nhiên, chỉ có 1.2% nhu cầu việc làm trong nước được đáp ứng. Lý do là các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư lĩnh vực công nghiệp tại Lào không muốn sử dụng lao động địa phương vì không đáp ứng được yêu cầu về trình độ, tay nghề.

Trong khi đó, Chính phủ Lào mới chỉ có chính sách khuyến khích đầu tư đơn thuần mà chưa có bất cứ cơ chế ràng buộc nào khiến các nhà đầu tư không mấy mặn mà với lao động nội địa và dễ dàng nhập khẩu cũng như sử dụng lao động nước ngoài.

Hiện nay, số lao động Việt đang làm việc tại Lào có khoảng hơn 40.000 người, phần lớn trong số này được đánh giá là chịu khó, ham học hỏi và có trình độ, tay nghề. Họ thường làm việc trong lĩnh vực kinh doanh, buôn bán, xây dựng, sản xuất chế biến đồ gỗ, cơ khí, dịch vụ làm đẹp...

Anh Nguyễn Thanh Hải, quê ở Nghệ An là thợ giỏi của một xưởng sửa chữa ô tô tại thủ đô Viêng Chăn cho biết, nghề này lấm lem dầu mỡ nhưng đổi lại có thu nhập cao. Sinh sống ở Lào gần 10 năm và cũng gắn bó với nghề ngần ấy năm nhưng chưa một lần anh Hải có ý định bỏ nghề, ngược lại anh luôn có tinh thần học hỏi, trau dồi nâng cao tay nghề. Anh Hải yêu nghề bởi nghề đã mang lại cho anh một cuộc sống no đủ và hạnh phúc.

Nghề sửa chữa ô tô tại Lào mang lại thu nhập ổn định

Theo Cục Quản lý Lao động ngoài nước, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, thị trường Lào hiện nay đang có nhu cầu khá lớn trong lĩnh vực lao động các ngành kỹ thuật, kỹ sư công trình và quản lý xây dựng. Lao động làm việc ở các nhóm ngành nghề này có mức thu nhập trung bình từ 700 USD - 1000 USD/người/tháng.

Bên cạnh số lao động Việt sang làm việc tại Lào theo các kênh chính thống thuộc diện đầu tư, thực hiện dự án... vẫn còn một số lượng lớn lao động Việt đi làm việc tự do theo đường tiểu ngạch, thời vụ, chủ yếu là lao động ở các tỉnh có chung đường biên giới với Lào như: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế... Mức thu nhập bình quân đối với nhóm lao động này dao động từ 250 USD - 500 USD/người/tháng.

Theo ông Cao Đình Hạnh, Chủ tịch Hội người Việt Nam tỉnh Champasak, Lào, hiện có hơn 4.500 người Việt đang làm ăn, sinh sống tại tỉnh này. Đây cũng là cộng đồng người nước ngoài lớn nhất tại tỉnh Champasak. Đa số người Việt ở đây làm ăn rất phát đạt, chủ yếu làm nghề kinh doanh, buôn bán và các dịch vụ sửa chữa điện máy, cơ khí... Lao động Việt đều có trình độ, tay nghề cao hơn hẳn, vì thế mà cuộc sống của họ ở nơi đây rất ổn định.

Mới đây, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội Lào đã có sự đồng thuận về một số biện pháp thúc đẩy quan hệ lao động song phương toàn diện và nâng cao hiệu quả của các dự án liên quan đến lao động.

Theo đó, hai bên cũng đã đề nghị xem xét việc đẩy mạnh thành lập các công ty cung ứng lao động nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế địa bàn; kiến nghị các cấp của Lào trong việc linh hoạt áp dụng lệ phí thực tế, phù hợp với ngành nghề và đáp ứng đúng nhu cầu của cả hai bên khi Lào còn thiếu nhiều lao động có tay nghề hay nhiều ngành nghề tại Lào không có đủ số lượng lao động trong nước tham gia.

Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Việt Nam Đào Ngọc Dung và Bộ trưởng Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội Lào Khampheng Saysompheng ký bản thỏa thuận hợp tác giữa hai Bộ giai đoạn 2019-2021

Với những yếu tố khách quan và chủ quan như đã nêu trên, có thể thấy rằng, thị trường lao động tại Lào đang rất sôi động, là điểm đến thích hợp cho lao động Việt sang công tác và làm việc tại Lào.

Top