Quảng Nam triển khai nhiều nhiệm vụ về công tác người Việt Nam ở nước ngoài năm 2021 Nngày 22/2 UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức cuộc họp tổng kết công tác người Việt Nam ở nước ngoài năm 2020 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2021. |
Tiến sĩ Võ Cẩm Quy: Người con đất Phú làm rạng danh Việt Nam ở nước ngoài “Thành công nhất với tôi là đã xác định được ước mơ, niềm đam mê của mình và dám sống, cống hiến hết mình vì đam mê ấy”, TS Võ Cẩm Quy (tên thường gọi là Quy Võ Reinhard) đã chia sẻ như thế khi nói về con đường đi đến thành công của mình. |
Đại dịch COVID-19 kéo dài đã làm đảo lộn mọi thứ và gây ra không ít âu lo, bất ổn cho cuộc sống của nhiều người Việt khắp nơi trên thế giới. Trong suốt năm qua, có những gia đình buộc phải đóng cửa hàng kinh doanh, nhiều nhân viên mất việc làm nhưng người Việt ở xứ người vẫn vững vàng, giữ tinh thần chia sẻ và hỗ trợ nhau.
CEO Tony Dương tại CPI. |
“Chúng tôi lạc quan hơn nhiều khi bắt đầu thấy những tín hiệu tích cực cho nền kinh tế và thị trường tuyển dụng trong năm 2021. Hiện tại, tình hình COVID-19 đã bắt đầu được kiểm soát tốt hơn tại Mỹ sau khi có vaccine cũng như tình hình chính trị, kinh tế đã trở nên ổn định hơn và chính quyền mới của Tổng thống Joe Biden khá là thân thiện với người nhập cư và tầng lớp lao động quốc tế trí thức cao”. CEO Tony Dương |
Năm 2020 là quãng thời gian khó khăn với tỷ lệ thất nghiệp tăng đột biến ở Mỹ. Tuy nhiên, Học viện đào tạo kỹ năng và Hướng nghiệp quốc tế (CPI) của CEO Tony Dương có thể tự hào khi chứng kiến các học viên nhận được lời mời tham gia thực tập và công việc toàn thời gian ở các tập đoàn lớn tại Mỹ và các nước phát triển khác như: Amazon, NVIDIA, Etsy, EY, PwC, BCG (Boston Consulting Group), L.E.K Consulting, Deutsche Bank, Emerson (Fortune 500), BorgWarner (Fortune 500), PSK Creative, Ogilvy.
Chia sẻ bài học và giải pháp cho người Việt trẻ tại Mỹ là những gì mà các thành viên CPI đang thực hiện nhằm giúp họ có kế hoạch học tập và chiến lược tìm việc trong thời gian biến động của dịch COVID-19. Điều những người sáng lập học viện này vui nhất không chỉ ở mức lương khủng mà là thấy được sự trưởng thành và tinh thần vượt khó của chính họ.
CEO Tony Dương cho biết, theo quan sát trực tiếp của anh trong lĩnh vực tuyển dụng, thì năm vừa qua là một năm vô cùng khó khăn. Thực tế, nhiều người Mỹ tốt nghiệp các trường top với kinh nghiệm làm việc nhiều năm còn bị mất việc thì thách thức cho sinh viên quốc tế mới ra trường còn nhân lên gấp bội. Trong CPI, anh đã chứng kiến nhiều học viên miệt mài đăng ký đến 100 công việc, đi phỏng vấn tới 30 lần mới có thể nhận được cái gật đầu đồng ý từ một, hai nơi.
“Bởi vậy, chúng tôi trân quý từng cơ hội mà họ đạt được và cũng lạc quan hơn nhiều khi bắt đầu thấy những tín hiệu tích cực cho nền kinh tế và thị trường tuyển dụng trong năm 2021. Hiện tại, tình hình COVID-19 đã bắt đầu được kiểm soát tốt hơn tại Mỹ sau khi có vaccine cũng như tình hình chính trị, kinh tế đã trở nên ổn định hơn và chính quyền mới của Tổng thống Joe Biden khá là thân thiện với người nhập cư và tầng lớp lao động quốc tế trí thức cao”, Tony Dương chia sẻ.
Ngoài VPI, ở Mỹ luôn có những tổ chức sát cánh cùng người Việt, như Mạng lưới chuyên gia Việt Nam tại Mỹ (The Vietnamese Professionals Network in the U.S. – VNPN) đang mở ra chương trình Thực tập sinh bán/toàn thời gian để giúp những ứng viên phù hợp, có năng lực có thể được giới thiệu đến các vị trí làm việc tại các công ty, tổ chức ở Mỹ, hay VietChallenge luôn ủng hộ và nhiệt tình xây dựng phong trào khởi nghiệp trong giới trẻ Việt.
Các thành viên của tổ chức VietChallenge cũng cho rằng: “Năm 2020 là một năm đầy thử thách, nhưng vượt qua thách thức sẽ khiến chúng ta mạnh mẽ hơn. Năm nay chúng ta có thể đi chậm, nhưng cùng nhau, chúng ta sẽ tiến xa trong tương lai!”.
Sự kiện hỗ trợ và tư vấn tìm kiếm việc làm của VNPN. |
Có thể nói, bị nghỉ việc dài và không tìm được việc phù hợp là tình trạng chung của không ít bạn trẻ Việt Nam ở Nhật Bản. Tâm sự trên một diễn đàn mạng, Hòa cho biết đang làm việc cho một công ty thương mại nhưng do dịch bệnh gần đây cũng không có nhiều việc làm và hiện tại phải tìm việc làm mới trong khi visa hết hạn vào tháng 1/2022.
Rất may cho Hòa hay những người Việt có chung hoàn cảnh là họ không hề đơn độc tại ở đây vì luôn có những cá nhân, tổ chức sát cánh chia sẻ cùng khó khăn của họ. Như JP-MIRAI (Japan Platform for Migrant Workers Towards Responsible and Inclusive Society) - một tổ chức hỗ trợ nguồn nhân lực nước ngoài đã được thành lập dưới sự giúp đỡ của cơ quan chính phủ, các đoàn thể địa phương, nghiệp đoàn, xí nghiệp… với mục đích cải thiện đời sống, môi trường làm việc và bảo vệ quyền lợi người lao động làm việc tại Nhật.
Tháng Hai vừa qua, JP-MIRAI đã tổ chức Hội thảo Việc làm trực tuyến dưới sự hỗ trợ của Đại sứ quán Việt Nam để những người Việt Nam có thể an tâm tìm công việc đúng với nguyện vọng của mình. Trong buổi hội thảo này, JP-MIRAI còn giải thích các vấn đề liên quan tới tình trạng cư trú, vấn đề sức khỏe và nội dung công việc của một số ngành nghề.
Ở Nhật, tổ chức VPJ (Vietnamese Professionals in Japan) cũng được thành lập với mục tiêu kết nối cộng đồng người Việt, là cầu nối chia sẻ kinh nghiệm và cơ hội phát triển sự nghiệp, góp phần nâng cao giá trị của cộng đồng người Việt tại Nhật Bản. VPJ đã thực hiện thành công dự án tư vấn kỹ năng tìm việc “VPJ Mentoring Program 2020” để hỗ trợ người tìm việc tại Nhật. Trong bối cảnh thị trường tuyển dụng biến động mạnh, dự án này đang được cộng đồng đánh giá cao bởi tính thực tế, đáp ứng kịp thời nhu cầu thích ứng bình thường mới.
Không chỉ vậy, trong năm qua, VPJ còn tạo lập group “Đi làm tại Nhật” nhằm hỗ trợ người Việt Nam trong quá trình tìm việc, làm việc và chuyển việc tại Nhật Bản, đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19. Đây cũng là nơi các tổ chức hoặc đại diện có trách nhiệm, uy tín và có nhu cầu kết nối và đóng góp cho cộng đồng người Việt, đồng thời diễn ra các cuộc trao đổi, tư vấn giúp đỡ nhau xử lý các tình huống khó khăn trong công việc và tìm kiếm việc làm.
Đặc biệt, trong tháng Ba này, Hội thanh niên sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản tiếp tục tổ chức VYSA JOB FAIR - hội chợ việc làm miễn phí lớn nhất với mong muốn hỗ trợ người Việt đang có nhu cầu tìm việc.
Trải qua 13 lần tổ chức, năm nay sự kiện càng trở nên ý nghĩa khi có thể trở thành cầu nối giữa người Việt và những nhà tuyển dụng tại Nhật Bản trong bối cảnh tìm việc trở nên khó khăn. Tại đây, họ có cơ hội gặp gỡ và trao đổi với đại diện của những công ty tại Nhật, tìm kiếm công việc phù hợp với ước mơ và giải đáp những thắc mắc về việc làm.
“Năm 2020 là một năm đầy thử thách nhưng những gì không giết chúng ta sẽ khiến chúng ta mạnh mẽ hơn. Năm nay, chúng ta có thể đi chậm nhưng cùng nhau, chúng ta sẽ tiến xa trong tương lai!”. VietChallenge |
Một điểm sáng của người Việt trong dịch COVID-19 là tinh thần sáng tạo, giống như cuộc thi mang tên #Hack4Growth đã được Hội Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global) thực hiện dưới sự bảo trợ của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao.
#Hack4Growth đã gặp phải không ít khó khăn nhưng cuộc thi đã nhận được hơn 200 dự án đăng ký tham gia từ người Việt đang sinh sống và làm việc trên 15 quốc gia với những dự án vô cùng chất lượng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, góp phần thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo.
Những năm gần đây, AVSE Global luôn là tổ chức tiên phong trong tư vấn chiến lược, đào tạo quản lý cấp cao và tổ chức diễn đàn chuyên môn, mang lại hiệu quả sáng tạo đột phá về phát triển bền vững, thông qua kết nối sức mạnh trí tuệ tập thể của chuyên gia, trí thức người Việt toàn cầu xuất sắc về chuyên môn và giàu khát vọng đóng góp cho đất nước.
Theo chị Nguyễn Thị Hải Thanh, Giám đốc AVSE Global, #Hack4Growth đã mang lại cho người Việt một môi trường giúp biến ý tưởng sáng tạo thành giải pháp cụ thể, có tiềm năng khởi nghiệp. Ở đây, họ đã được trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để định hình nên những doanh nhân khởi nghiệp tiềm năng cho tương lai.
Người nước ngoài tại Quảng Bình hào hứng tham gia giao lưu “Ấm nồng Tết Việt” |
Người Việt Nam ở nước ngoài về cách ly phòng COVID-19 và chi trả chi phí thế nào? |
Ấn tượng về Việt Nam trong lòng người nước ngoài |