Sạt lở tại Nghĩa trang huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình sau mưa kéo dài do ảnh hưởng của cơn bão số 3. Ảnh: Thanh Hải/TTXVN |
Có nơi lượng mưa đo được lên đến 238,2mm như xã Tân Pheo, huyện Đà Bắc; xã Độc Lập, huyện Kỳ Sơn 175,8 mm; xã Tiến Sơn, huyện Lương Sơn 174,6 mm; xã Xuân Phong, huyện Cao Phong 227,8mm; xã Quý Hòa, huyện Lạc Sơn 112,4 mm; xã Thanh Hà, huyện Lạc Thủy 177,4 mm và thành phố Hòa Bình 173,8 mm. Mưa lớn đã dẫn đến lũ quét, sạt lở đất đá gây ách tắc trên nhiều tuyến đường giao thông ở các nơi trong tỉnh.
Huyện Đà Bắc là huyện chịu nhiều thiệt hại lớn nhất về nhà cửa, tài sản, hoa màu với 84 ngôi nhà bị sạt lở đất đá, trong đó 16 ngôi nhà bị sập hoàn toàn và phải sơ tán khẩn cấp. Nhiều tuyến đường bị sạt lở, xói mòn hư hỏng như tuyến đường 433; các tuyến đường liên xóm, xã bị sạt lở gây ách tác giao thông nhiều đoạn; sập 1 cầu từ xóm Pà Chè sang UBND xã Đồng Chum; lũ cuốn trôi 200 m đường bê tông tại xã Mường Chiềng; đổ 2 cột điện cao thế tuyến Mường Chiềng – Đồng Chum và 1 cột tại xã Giáp Đắt; đổ một trạm phát sóng Vinaphone tại xã Mường Chiềng; khoảng 35 ha lúa mới cấy bị ngập; khoảng 15 ha ruộng chưa cấy bị vùi lấp do lũ ống, lũ quét…
Hiện 4 tuyến đường tỉnh (432, 433, 436, 448) và 2 tuyến đường Trung ương (Trường Sơn A (Bãi Lạng - Bãi Chạo) và tuyến T (Khoang - Nội)) trên địa bàn tỉnh Hòa Bình bị ách tắc do sạt lở taluy dương, với khối lượng rất lớn và các vị trí ngầm nước ngập sâu.
Nhằm khắc phục thiệt hại do ảnh hưởng dải hội tụ nhiệt đới gây ra, UBND tỉnh Hòa Bình đã có công văn chỉ đạo các địa phương huy động lực lượng và phương tiện để khắc phục hậu quả mưa lũ; cắm biển cảnh báo, chăng dây khu vực nguy hiểm, các điểm sạt lở, khu vực ngầm bị ngập nước cấm các phương tiện giao thông và người qua lại; sơ tán, di chuyển dân ra khỏi khu vực có nguy cơ bị sạt lở đảm bảo an toàn cho người dân; huy động toàn bộ lực lượng, máy móc thiết bị hót dọn đất đá đảm bảo giao thông để thông xe trong thời gian sớm nhất.
Nguồn bài viết : TK loto kép