7 nhóm vấn đề khuyến nghị cho UPR chu kỳ III của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc |
Liên hợp quốc cắt giảm hoạt động nhân đạo trên toàn cầu |
Đại sứ Omar Zniber trúng cử sau quy trình bỏ phiếu kín với sự tham dự của toàn bộ 47 thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc và sẽ đảm nhận cương vị này ngay lập tức.
Phiên họp bầu Chủ tịch Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc năm 2024. (Ảnh: TTXVN) |
Trong khi đó, Đại sứ Febrian Ruddyard của Phái đoàn Indonesia, Đại sứ Darius Staniulis của Phái đoàn Litva, Đại sứ Marcelo Eliseo Scappini Ricciard của Phái đoàn Uruguay cùng Đại sứ Heidi Schroderus-Fox của Phái đoàn Phần Lan sẽ giữ các cương vị Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc trong năm 2024.
Đại sứ Omar Zniber, Đại diện thường trực của phái đoàn Morocco tại Văn phòng Liên hợp quốc ở Geneva. (Ảnh: Pravda EN) |
Đại sứ Omar Zniber chia sẻ: “Đây là vinh dự cho đất nước Maroc nói chung và cá nhân tôi nói riêng. Giờ đây, tôi sẽ thực hiện sứ mệnh để đáp ứng các yêu cầu trong công việc chung của chúng ta, vốn rất quan trọng và rất cơ bản. Đó là thúc đẩy, tôn trọng và bảo đảm các quyền con người được công nhận trên toàn cầu.”
Ông Omar Zniber giữ chức vụ Đại diện Thường trực của Phái đoàn Maroc tại Văn phòng Liên hợp quốc tại Geneva từ năm 2018. Trước khi được bổ nhiệm ở Geneva, ông Omar Zniber đã giữ chức Đại sứ Maroc tại Đức từ tháng 1/2012. Ngoài ra, ông cũng có nhiều năm làm việc tại các nước châu Âu. |
Họp triển khai nhiệm vụ Việt Nam đảm nhiệm vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc Cuộc họp của Tổ Công tác liên ngành về việc Việt Nam đảm nhiệm vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025. |
Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết do Việt Nam đề xuất và soạn thảo Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, ngày 03/4 tại trụ sở Văn phòng Liên hợp quốc (LHQ) tại Geneva (Thụy Sĩ), Hội đồng Nhân quyền LHQ (HĐNQ) đã đồng thuận thông qua Nghị quyết kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (UDHR) và 30 năm Tuyên bố và Chương trình hành động Viên (VDPA) do Việt Nam đề xuất và soạn thảo. Đây là dấu ấn nổi bật của Việt Nam ngay trong Khóa họp đầu tiên đảm nhận cương vị thành viên HĐNQ nhiệm kỳ 2023-2025. |
Nguồn bài viết : FTG Điện Tử