Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan: Học Bác cách hóa giải “ca khó” trong ngoại giao

2024-12-21 12:30:50
Danh sách khen thưởng các tập thể và cá nhân điển hình của VUFO trong phong trào thi đua yêu nước

Giai đoạn 2015 – 2020, Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam đã triển khai nhiều phong trào thi đua yêu nước, hoàn ...

VUFO tích cực đổi mới sáng tạo, chủ động thích ứng với tình hình mới

Ngày 15/11, tại Cung Hữu nghị Việt - Trung, Hà Nội đã diễn ra Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống (17/11/1950-17/11/2020) và Đại ...

Ông đã kể lại những câu chuyện xúc động, khó quên khi tháp tùng Bác công du nước ngoài trong vai trò phiên dịch.

Ngôn ngữ phiên dịch phải tinh tế, có hồn

Năm 1955, tôi được theo Người sang Liên Xô và tới thăm Đại học M.Lomonosov, 100 anh chị em chúng tôi đang học tiếng Nga ở Moskva để làm phiên dịch cũng được tham dự. Phát biểu tại đó, Bác ví trường Lomonosov như một cô gái trẻ so với “bà già” Đại học New York. Người phiên dịch dùng từ “starukha” để dịch chữ “bà già”, Bác liền sửa lại là “baba” chứ không phải “starukha”! Bác đã làm cho cả hội trường thích thú, òa lên vỗ tay không ngớt. Số là, trong tiếng Nga, “baba” miêu tả một bà già lếch thếch mà ở ta gọi là “mẹ bổi”, chứ không chỉ là một bà già bình thường.

Tôi hiểu ra rằng ngôn ngữ rất tinh tế, phiên dịch phải thể hiện thật chuẩn không chỉ con chữ mà là cái hồn ẩn trong đó mới là điều quan trọng. Và khi phát biểu trước công chúng phải chọn cách nói hấp dẫn, thu phục lòng người ngay khi mở đầu.

Một lần khác, Bác đến dự chiêu đãi do Chính phủ tổ chức nhân dịp đầu xuân dành cho chuyên gia nước ngoài. Trưởng đoàn chuyên gia Liên Xô đọc đáp từ, trong đó chúc Bác Hồ sống lâu. Phiên dịch dịch là chúc Bác “bách niên giai lão”. Lúc ấy tôi đứng sau lưng, nghe Bác rỉ tai bác Tôn (Cố Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng): “Mình có lấy vợ đâu mà chúc bách niên giai lão!”.

Qua bận đó tôi rút ra bài học là phải hết sức tránh sử dụng những câu, những chữ mình không rõ nghĩa, nhất là những từ Hán - Việt thường rất thâm thúy.

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan.

Ngoại ngữ là chìa khóa của người làm đối ngoại

Một lần tôi được gọi lên Phủ Chủ tịch phiên dịch cho Bác tiếp phóng viên tạp chí Thời mới của Liên Xô. Trong khi đợi khách, Bác lấy thuốc lá ra hút, kèm theo là mảnh giấy nhỏ, lẩm nhẩm đọc đi đọc lại mấy từ tiếng Nga. Tôi mạnh dạn hỏi: Bác vẫn học tiếng Nga ạ? Bác nói: “Lâu không dùng nên Bác quên nhiều, nay Bác học lại và học thêm bằng cách ghi một số từ vào mảnh giấy để vào hộp thuốc lá, mỗi lần lấy thuốc ra hút lại nhẩm lại. Mỗi ngày trung bình Bác hút 20 điếu, có rơi rụng vẫn có thể học được mươi từ một ngày”!

Hóa giải “thảm họa” ngoại giao

Sự cố xảy ra khi ta đón Đoàn đại biểu Quốc hội Bulgaria do ông Valko Chervenkov dẫn đầu (ông từng là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Bulgaria và lúc đó vẫn là Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội). Cùng đi với ông có phu nhân là bà Maria (em gái Georgi Dimitrov, từng là Tổng bí thư Quốc tế Cộng sản và lừng danh khi đương đầu với tòa án của phát xít Đức kết tội ông chỉ đạo việc đốt Nhà Quốc hội Đức).

Trên đường đi Hải Phòng, xe của đoàn dừng lại bên cầu Phú Lương để chờ tàu hỏa đi qua. Ông Chervenkov cùng phu nhân định xuống xe, nhưng khi hé cửa, ông vội đóng sập lại, tránh để phu nhân thấy cảnh anh em ta đứng thành hàng dài trên đường tàu “giải quyết vấn đề”(!). Từ đó trở đi ông ngồi lầm lỳ, không nói năng gì, kể cả khi lãnh đạo Hải Phòng tiếp đãi. Thật là “thảm họa ngoại giao”!

Bác Hồ và bác Tôn Đức Thắng tiếp ông Chervenkov, ông Vũ Khoan đứng phiên dịch.

Sáng sớm hôm sau, đang trực ở nhà khách 12 Ngô Quyền tôi được tin Bác Hồ đến, nên vội chạy ra đón. Bác bảo tôi thông báo trước với bạn rằng Bác đến thăm. Khi tôi gõ cửa phòng, ông Chervenkov hé cửa với vẻ mặt bực bội. Tôi vội báo tin, đồng chí Hồ Chí Minh đang lên thăm ông bà! Đúng lúc ấy Bác lững thững đi tới. Ông Chervenkov chỉ kịp khoác chiếc khăn tắm lên người. Bác bảo tôi bê mấy chiếc ghế mây ra sân thượng để Bác tiếp bạn.

Ông Chervenkov nói với Bác: “Tôi chưa kịp tới chào đồng chí, nay đồng chí lại đích thân tới thăm, tôi thấy áy náy quá!”. Bác nói: “Ở phương Đông có câu “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Là học trò của đồng chí, nay thầy tới nhà, tôi phải tới chào trước chứ! Vả lại, cô Maria là em nuôi của tôi. Làm bạn với đồng chí Dimitrov, nay em đến nhà thì anh tất phải tới thăm!”.

Ông Chervenkov thốt lên: “Làm sao tôi có thể là thầy của đồng chí được?”. Bác đáp lại: “Đồng chí không biết đó thôi, tôi từng lén nghe đồng chí giảng bài tại Trường đại học Cộng sản Moskva đấy”.

Thế rồi chủ - khách chuyện trò vui vẻ, trao đổi thân tình và không ai nhắc tới sự cố xảy ra cả. Đây có lẽ là cuộc tiếp xúc ngoại giao vô tiền khoáng hậu không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới nữa, khi nguyên thủ quốc gia tiếp thượng khách chỉ khoác trên người chiếc khăn tắm!

Bác Hồ đã xử lý sự cố ngoại giao bằng cách “lấy tình người xóa đi khúc mắc” tài tình như vậy đó.

Mỗi người dân là một đại sứ

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan nhấn mạnh rằng, hiện nay, một người dân đi du lịch nước ngoài cũng là đại diện cho Việt ...

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan: Việt Nam phải chọn được “gen trội” để phát triển kinh tế

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cho rằng, để cải cách và phát triển, Việt Nam phải chọn được "gen trội" để phát triển kinh ...

Top