Tổng thống Trump làm gì ở 'chiến địa' Georgia? |
Quan chức Georgia "tố" bị Nhà Trắng thúc ép nghe điện của ông Trump |
Tổng thống Donald Trump được cho là đã cố gắng liên lạc với người đứng đầu cơ quan đối ngoại bang Georgia – ông Brad Raffensperger ít nhất 18 lần trước cuộc điện thoại gây xôn xao hôm 2/1.
Theo Jordan Fuchs - cấp phó của ông Raffensperger, các cuộc gọi trước đó của Tổng thống Trump đã được xử lý bởi các thực tập sinh, vì bị nghi là cuộc gọi quấy rối. Và tổng cộng, ông Trump đã bị từ chối ít nhất 18 lần trước khi được nối máy với ông Brad Raffensperger.
Được biết, về nội dung trao đổi, trong cuộc điện thoại dài 1 giờ, Tổng thống yêu cầu ông Raffensperger (đảng Cộng hòa) “tìm” cho ông Trump đủ số phiếu bầu để lật ngược chiến thắng của đối thủ Joe Biden.
Đoạn băng ghi âm cuộc gọi sau đó được Washington Post công bố và lập tức gây xôn xao.
Tổng thư ký bang Georgia, ông Raffensperger. Ảnh: WSJ |
Phát biểu với báo giới, ông Raffensperger cho biết: “Tôi chưa bao giờ tin rằng việc nói chuyện với Tổng thống là phù hợp. Nhưng ông ấy đã thúc đẩy, hoặc tôi đoán là đội ngũ nhân viên của ông ấy đã thúc ép chúng tôi. Họ muốn một cuộc gọi.”
Trong quá trình đàm thoại, Raffensperger cũng bác bỏ các cáo buộc của ông Trump về tình trạng gian lận bầu cử.
Ngay sau khi nội dung cuộc gọi của ông Trump được công bố, 2 nghị sĩ đảng Dân chủ là Ted Lieu và Kathleen Rice đã gửi thư cho Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), yêu cầu “mở cuộc điều tra Tổng thống”. Trong khi đó, Chủ tịch Đảng Cộng hòa Georgia David Shafer khẳng định trên Twitter, rằng cuộc gọi Trump-Raffensperger bị ghi âm bất hợp pháp.
Theo Shafer, các bên tham gia cuộc gọi đã cam kết phải giữ bí mật, tuy nhiên, Raffensperger đã vi phạm giao ước này.
Về phần mình, Tổng thống Trump đã phát biểu tại một cuộc biểu tình ở Dalton, Georgia hôm thứ Hai, rằng ông sẽ tiếp tục nỗ lực lật ngược kết quả của cuộc bầu cử tổng thống ngày 3/11.
Georgia có một luật riêng của bang này về “tội xúi giục thực hiện hành vi gian lận bầu cử”. Luật này quy định, việc một người cố ý gạ gẫm, yêu cầu, ra lệnh hoặc cố tình khiến người khác tham gia vào hành vi gian lận bầu cử sẽ bị coi là bất hợp pháp.
Một luật liên bang khác cũng quy định, việc cố gắng “tước đoạt quyền lợi hoặc lừa dối” để người khác không thể tham gia vào “tiến trình bầu cử công bằng và khách quan” là bất hợp pháp. Các chuyên gia pháp lý được Reuters phỏng vấn nói rằng ông Trump có thể vi phạm một hoặc cả hai luật nói trên.
Ông Jessica Levinson – giáo sư tại trường luật Loyola ở California cho rằng, nội dung cuộc điện thoại cho thấy ông Trump có “hành vi phạm tội rõ ràng”. Theo chuyên gia này, Tổng thống Trump dường như đã sử dụng các mối đe dọa để thúc đẩy ông Raffensperger thay đổi một cuộc kiểm phiếu hợp pháp.
Phát biểu trên chương trình “Chào buổi sáng nước Mỹ” của ABC hôm qua, ông Raffensperger cho biết, công tố viên Fani Willis ở Atlanta có thể khởi xướng cuộc điều tra hình sự đối với hành động của ông Trump.
Trong một tuyên bố cùng ngày, công tố viên Fani Willis nhấn mạnh, cuộc điện thoại của Tổng thống Trump “rất đáng lo ngại” và bà cam kết sẽ “thực thi luật pháp mà không lo sợ hoặc thiên vị” nếu vụ việc được chuyển đến văn phòng của bà để điều tra.
Vấn đề mấu chốt ở đây là phải xem xét liệu ông Trump đã thực sự yêu cầu ông Raffensperger ngụy tạo phiếu bầu hay ông chỉ bày tỏ ý kiến về kết quả bầu cử ngày 3/11/202, chuyên gia luật Anthony Michael Kreis của trường Đại học bang Georgia đánh giá
Nếu bị truy tố, ông Trump có thể biện minh rằng, ông chỉ đưa ra quan điểm cá nhân về cuộc bầu cử chứ không hề yêu cầu ông Raffensperger phải tìm thêm phiếu bầu.
Ông Trump kiện ngoại trưởng bang Georgia vì làm lộ lọt cuộc gọi đòi phiếu bầu cử |
Đảng Cộng hòa "nội chiến" trước ngày ông Trump định "lật kèo" bầu cử |
Nguồn bài viết : Bảng đặc biệt năm