Go-Viet hiện có 125.000 đối tác tài xế, trong khi đó, Grab có trên 175.000 đối tác. Ảnh minhh họa: Internet |
Trong một sự kiện vừa được tổ chức mới đây, Go-Viet cho biết hiện tại ứng dụng này có khoảng 125.000 đối tác tài xế và đã hoàn thành khoảng 100 triệu chuyến xe tại Việt Nam. Con số này chỉ tính riêng các tài xế 2 bánh bởi hiện tại, Go-Viet vẫn chưa triển khai được dịch vụ xe ô tô Go-Car. Đây là con số khá ấn tượng sau 1 năm Go-Viet chính thức hoạt động tại Việt Nam.
Không chỉ Go-Viet, thị trường ứng dụng gọi xe cũng chứng kiến nhiều tăng trưởng mạnh khác, trong đó phải kể đến 2 tân binh là be và MyGo. Hiện nay, ứng dụng gọi xe be đã được tải xuống 4 triệu thiết bị di động với hơn 40.000 tài xế, đáp ứng khoảng 300.000 chuyến xe được yêu cầu mỗi ngày. Đại diện be cho hay, ứng dụng này đã hoàn thành khoảng 20 triệu chuyến xe beBike và beCar kể từ khi bắt đầu chính thức triển khai dịch vụ từ tháng 12/2018. Công ty này cũng hướng đến mục tiêu thu hút 100.000 tài xế đến hết năm 2019.
Trong khi đó, chỉ sau chưa đầy 1 tháng ra mắt, MyGo công bố đã có 107.988 đối tác xe máy và 7.258 đối tác taxi. Đây được xem là ứng dụng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất từ khi ra mắt. Trong khi đó, theo một con số được tiết lộ, ứng dụng gọi xe FastGo hiện cũng đang sở hữu khoảng 60.000 đối tác tài xế.
Trong khi đó, Grab khá kín tiếng trong việc tiết lộ các con số. Không tiết lộ con số cụ thể, nhưng hồi cuối năm ngoái, Grab cho biết có khoảng trên 175.000 đối tác tài xế ô tô và xe máy. Grab được cho là ứng dụng chiếm thị phần dẫn đầu hiện nay và cung cấp đầy đủ các dịch vụ gồm taxi, ô tô 4 chỗ, ô tô 7 chỗ, xe máy, giao hàng và đồ ăn.
Quy trình đăng ký đơn giản, linh hoạt về thời gian chạy xe và nguồn thu nhập khá là điểm đang thu hút rất nhiều người làm đối tác tài xế cho các ứng dụng gọi xe. Trên thực tế, tài xế công nghệ đang được trở thành một nghề được nhiều người công nhận.
Nhưng các tài xế công nghệ không chỉ “kiếm tiền” từ các cuốc xe, nhiều tài xế còn cày tiền thưởng từ các ứng dụng và coi đây là nguồn thu nhập không nhỏ. Các ứng dụng gọi xe liên tục thay đổi chính sách chiết khấu, giá cả cũng như tiền thưởng đối với các tài xế tham gia ứng dụng. Trong khi FastGo và tân binh MyGo không thu hút tài xế bằng cách tung ra các chương trình thưởng chuyến liên tục thì be, Grab và Go-Viet lại xem chính sách này như một cách giữ chân tài xế.
Nguồn bài viết : trực tiếp bóng đá