Bị phương Tây giáng đòn trừng phạt, Trung Quốc đáp trả gay gắt |
Điện đàm cho quan chức bầu cử bang Georgia để đòi lại phiếu, Trump nhận câu trả lời phũ phàng |
Tuy nhiên, EU vừa từ chối hỗ trợ tài chính cho Montenegro đang chật vật với khối nợ khổng lồ của công trình cao tốc dính đến Trung Quốc.
Được biết, "bẫy nợ" từ các dự án đầu tư hạ tầng của Trung Quốc đã được đề cập đến nhiều ở các nước châu Á và châu Phi cũng như các nước vùng Balkan. Montenegro là một ví dụ nữa đằng sau các bài học đắt giá như Sri Lanka, Djibouti hay Mông Cổ.
Một phần dự án đường cao tốc Belgrade – Bar. Ảnh: Internet |
Montenegro đã ký một thỏa thuận với Ngân hàng Exim của Trung Quốc để tài trợ 85% chi phí cho một con đường cao tốc nối nước này với Serbia. Thỏa thuận đạt 1 tỷ USD do Tổng công ty Cầu đường Trung Quốc thi công. Hai phần ba công nhân là người Trung Quốc, và nhà thầu đã thu xếp rằng tất cả vật liệu và phụ kiện xây dựng nhập khẩu đều được miễn thuế quan và thuế giá trị gia tăng.
Đúng như dự đoán, các chuyên gia cảnh báo rằng các khoản nợ mới của Montenegro sẽ chỉ làm trầm trọng thêm tình hình tài chính hiện tại ở mức gần như vô vọng. Dự án đã khiến tỷ lệ nợ công của Montenegro từ 65,9% lên ước tính 80% tổng sản phẩm quốc nội sau khi khoản vay được hoàn trả, theo số liệu được Nghị viện châu Âu trích dẫn.
Và để bù đắp chi phí, Podgorica đã phải huy động tiền mặt ở những nơi khác, chẳng hạn như thuế giá trị gia tăng 21% đối với các hoạt động phi du lịch.
Ông Milojko Spajic - Bộ trưởng Tài chính của Montenegro cho biết đoạn 41 km đầu tiên, một phần tư tổng chiều dài, trị giá 20 triệu euro/km, khiến nó trở thành một trong những đường cao tốc đắt nhất ở mỗi km trên thế giới.
Trước khoản nợ khó thể gỡ, Montenegro đã mong muốn nhận được sự hỗ trợ của Liên minh châu Âu - EU. Bộ trưởng Tài chính Montenegro Milojko Spajic hôm 11/4 khẳng định rằng chính quyền mới của nước này muốn xích lại gần Brussels hơn Bắc Kinh. Montenegro đang tìm cách gia nhập EU.
Trong bài phát biểu trước Uỷ ban đối ngoại của Nghị viện châu Âu hồi tháng 3, Phó Thủ tướng Montenegro Dritan Abazovic đề nghị các thành viên EU “giúp chúng tôi thay thế khoản nợ (với Trung Quốc) bằng khoản nợ từ một số ngân hàng châu Âu”. Ông nói thêm rằng điều này sẽ giúp giảm bớt ảnh hưởng của Trung Quốc ở Montenegro.
Tuy nhiên, châu Âu đã từ chối đề xuất của Montenegro. Phát ngôn viên EU cho biết khối này không trả nợ cho các đối tác với những khoản mà họ vay từ bên thứ ba, đồng thời bày tỏ quan ngại về những tác động tài chính và kinh tế - xã hội từ các khoản đầu tư của Trung Quốc vào Montenegro.
Ông Peter Stano, phát ngôn viên của EU về các vấn đề đối ngoại và an ninh, cho biết EU hiện đã là nhà cung cấp tài chính lớn nhất cho Montenegro, đồng thời là nhà đầu tư và đối tác thương mại lớn nhất của quốc gia này. Tuy nhiên, dù các nước được tự do đặt ra các mục tiêu đầu tư của mình, EU quan ngại về những tác động tài chính và kinh tế - xã hội từ những khoản đầu tư của Trung Quốc vào Montenegro, gây ra những rủi ro mất cân bằng kinh tế vĩ mô và phụ thuộc vào nợ.
Nhóm chiến dịch của ông Biden gia tăng áp lực, ngăn thỏa thuận đầu tư EU - Trung Quốc |
Tổng thống Belarus tuyên bố sẽ đáp trả mạnh nếu EU áp lệnh trừng phạt |
Nguồn bài viết : Bảng xếp hạng