Người Việt tại Nhật cần gìn giữ và phát huy những giá trị, bản sắc Việt Nam |
Người Việt tại Nhật Bản lan toả tinh thần “tương thân tương ái” |
Do khó khăn trong việc thuê địa điểm nên chương trình vui Tết của cộng đồng người Việt tại khu vực Kasai (quận Edogawa, Tokyo, Nhật Bản) phải tổ chức vào chiều mùng 2 Tết, tức ngày 11/02/2024. Tuy nhiên, sự xuất hiện của gần 100 người, bao gồm người lớn và các bé nhỏ xúng xính trong bộ áo dài truyền thống khiến hội trường thật náo nhiệt, chẳng khác gì ngày mùng 1.
Chương trình vui Tết của cộng đồng người Việt tại khu vực Kasai. (Ảnh: Đoàn Sỹ Long) |
Chị Phương Nga (44 tuổi) đã học tập và làm việc tại Nhật Bản 22 năm. Ngoài một lần duy nhất về Việt Nam ăn Tết Nguyên đán, những năm còn lại, chị không về được do dịp Tết trùng vào thời gian đi học, làm việc ở Nhật. Năm nay, ngay từ đầu tháng 1, chị Nga và một số người bạn đã đề xuất tổ chức Tết cộng đồng cho người Việt ở Kasai.
“Gia đình tôi có một bé trong độ tuổi mẫu giáo. Bởi vậy, tôi luôn tâm niệm cần phải tạo cơ hội, không gian cho các cháu được trải nghiệm văn hóa Việt. Trong đó, việc giao lưu văn hóa, nói tiếng Việt trong các dịp đặc biệt như tết Nguyên đán là rất cần thiết. Đồng thời, thông qua hoạt động vui Tết cổ truyền, chúng tôi muốn người Việt xa quê hiểu họ không hề đơn độc trên xứ người”, chị Nga chia sẻ.
Sau khi thống nhất kế hoạch tổ chức và tổng hợp số lượng người tham gia, nhóm tổ chức chia thành nhiều ban nhỏ, nhận các nhiệm vụ khác nhau. Bộ phận phụ trách trang trí sân khấu đã tự làm mô hình bánh chưng, tràng pháo, chuẩn bị mâm ngũ quả, quà tặng lì xì cho các bé… Nhóm nhận nhiệm vụ lo phần tiệc nhẹ cũng cố gắng chăm chút từng đĩa bánh kẹo, mứt Tết… Phần hình ảnh, âm nhạc vô cùng chỉn chu.
“Tuy là nghiệp dư nhưng các chị em đều thực hiện mọi việc rất trách nhiệm, phối hợp cực kỳ ăn ý”, chị Nga tự hào.
Các bé trổ tài hát tiếng Việt trong chương trình văn nghệ mừng xuân. (Ảnh: Đoàn Sỹ Long) |
Xóm Kasai là cách gọi thân quen mà người Việt Nam sống tại đây thường dùng mỗi khi nhắc đến cộng đồng. Trong cộng đồng này, các gia đình có trẻ em ở độ tuổi đi học chiếm phần lớn nên luôn ý thức việc giữ gìn văn hóa Việt cho thế hệ kế cận. Xóm thường tập trung duy trì hoạt động đọc truyện tiếng Việt, mở lớp dạy tiếng Việt cho các bé; tổ chức các hoạt động như giải chạy marathon, vui tết Trung thu, mừng Giáng sinh… để kết nối, hình thành nên cộng đồng lớn mạnh. |
Hội chợ ẩm thực luôn là nơi cộng đồng người Việt tụ về mỗi dịp Tết đến. Ở các hội chợ này có thể tìm thấy đủ món ăn Việt từ bánh chưng, nem rán đến bánh xèo, bánh tráng trộn… Thưởng thức món Việt là cách để những người Việt xa quê vơi đi nỗi nhớ.
Một hội chợ ẩm thực Việt Nam tại Nhật dịp Tết Giáp Thìn 2024. (Ảnh: Hoàng Mai) |
Chị Nguyễn Hoàng Mai là nữ nhà văn sinh sống và làm việc lâu năm tại thành phố Tokyo (Nhật Bản). Chị cho biết, dù bận rộn nhiều công việc nhưng năm nào chị cũng dành thời gian ghé thăm các gian hàng ẩm thực của Việt Nam.
“Ở những hội chợ ẩm thực này có đủ món ăn truyền thống Việt Nam. Đi ăn cùng cộng đồng người Việt là cách chúng tôi kết nối, gặp gỡ nhau sau một năm quay cuồng với công việc”, Hoàng Mai nói.
Nhiều món ăn Việt được bày bán tại hội chợ. (Ảnh: Hoàng Mai) |
Ngắm hoa anh đào cũng là hoạt động du xuân thường niên của cộng đồng người Việt tại Nhật. Tại công viên Nishihirabatake (thị trấn Masuda, tỉnh Kanagawa), những cánh hoa anh đào đầu mùa đã bắt đầu khoe sắc từ đầu tháng 2.
Hoa anh đào đầu mùa nở rộ những ngày đầu năm mới. (Ảnh: TTXVN) |
Trong tiết trời giao mùa từ Đông sang Xuân, tại công viên Nishihirabatake có thể chiêm ngưỡng hàng trăm cây đào đua nhau khoe sắc, xen lẫn sắc vàng của hoa cải và nền trời xanh biếc. Đặc biệt khi đến đây du xuân, du khách không chỉ được ngắm hoa anh đào nở sớm mà còn có thể ngắm Núi Phú Sỹ từ xa và Vịnh Sagami.
Mùng 2 Tết Giáp Thìn 2024: Thời tiết thuận lợi cho nhân dân du xuân đón Tết Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày thứ hai của Xuân Giáp Thìn 2024 (ngày mùng 2 Tết) hầu hết các khu vực có thời tiết đẹp, thuận lợi cho nhân dân đi du xuân. |
Du xuân qua những địa danh rồng Bến Nhà Rồng (ngã ba sông Sài Gòn, Quận 4, TPHCM) là nơi vào ngày 5/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã bắt đầu hành trình cứu nước. Nơi đây vốn là một thương cảng được người Pháp xây dựng từ năm 1863. |